Series về Docker trong thực thành & sản xuất - Docker compose để khởi động nhiều services

Series về Docker trong thực thành & sản xuất - Docker compose để khởi động nhiều services

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Puppeteer thì chắc ai cũng biết rồi - Một thư viện JavaScript cung cấp API cấp cao để điều khiển Chrome hoặc Firefox. Thường thì nó sẽ mở trình duyệt trên máy tính để chạy tác vụ tự động. Cơ mà mới đây steel-browser được giới thiệu để đưa Puppeteer lên đám mây. Tức là thay vì mở trình duyệt trên máy thì mở trình duyệt trên đám mây.

    Cách làm cũng đơn giản, chỉ cần sửa lại một chút đoạn khởi chạy:

    const browser = await puppeteer.launch({...});

    Thành:

    const browser = await puppeteer.connect({ browserWSEndpoint: 'wss://connect.steel.dev?apiKey=MY_STEEL_API_KEY', });

    À phiên bản miễn phí thì đang giới hạn 100 giờ chạy mỗi tháng á các bạn 😄

    » Xem thêm
  • Đây! Một vấn đề mà từ xưa đến nay mình cứ thắc mắc mãi, và cho đến hôm qua thì mọi thứ đã sáng tỏ.

    Bình thường mọi người dùng height: 100vh để đặt chiều cao bằng với viewport của màn hình. Trên máy tính thì không vấn đề gì, thậm chí giả lập kích thước của điện thoại thông minh thì mọi thứ vẩn ổn. Nhưng khi mở trên điện thoại thì height 100vh lúc nào cũng vượt quá viewport. Ủa!? Là sao???

    Lý giải cho điều này là do trên thiết bị di động có cách tính viewport khác với máy tính. Nó thường bị can thiệp hay ảnh hưởng bởi thanh địa chỉ, thanh điều hướng của nền tảng mà bạn đang sử dụng. Vậy nên nếu muốn 100vh trên di động đúng bằng viewport thì cần phải làm thêm một bước thiết lập lại viewport.

    Dễ lắm, đầu tiên cần tạo một css variable --vh ở ngay thẻ script đầu trang.

    function updateViewportHeight() { const viewportHeight = globalThis.innerHeight; document.documentElement.style.setProperty('--vh', `${viewportHeight * 0.01}px`); } updateViewportHeight(); window.addEventListener('resize', updateViewportHeight);

    Sau đó thay vì dùng height: 100vh thì chuyển thành height: calc(var(--vh, 1vh) * 100). Thế là xong.

    » Xem thêm
  • Cả ngày hôm nay mình dành thời gian để làm giao diện tiếp thị cho gói hội viên của 2coffee.dev. Vậy là cuối cùng thì cũng chính thức đi vào vào con đường mà 5 năm trước cũng không ngờ đến được: "Bán một cái gì đó". Người ta thường nói "Cho đi để nhận lại", bên cạnh đó cũng có câu "Nếu giỏi một cái gì đó, đừng làm nó miễn phí". Nếu theo dõi đủ lâu, bạn đọc sẽ thấy chẳng có gì mình giấu giếm. Biết gì viết nấy, và đôi khi nhờ viết ra mà nhận lại được sự góp ý của độc giả. Từ đó giúp mình hoàn thiện bản thân nhiều hơn.

    Membership là tính năng mà mình sắp sửa giới thiệu. Trở thành hội viên của blog, bạn sẽ có một số đặc quyền nhất định, ví dụ như truy cập vào các bài viết chỉ dành riêng cho hội viên. Các bài viết này về các chủ đề chuyên sâu và được hệ thống hoá sao cho dễ đọc và dễ nắm bắt nhất. Qua đó cung cấp thêm nhiều kiến thức và trau dồi kỹ năng cho bạn đọc.

    Để đạt được đến ngày hôm nay là công rất lớn của các bạn đọc giả, của những người yêu mến 2coffee.dev. Nhờ các bạn mà blog mới có ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bản thân mình cũng phải thay đổi liên tục, phải vượt ra khỏi vùng an toàn, làm những điều mà trước nay không dám. Dù sao đi nữa thì đây cũng mới là khởi đầu cho mọi sự gian nan. Nhưng đừng bao giờ nản nha các bạn ơi 😄

    » Xem thêm

Vấn đề

docker run chỉ cho phép khởi động một container, điều này gây ra một hạn chế là khi quy mô ứng dụng của bạn cần phải khởi động nhiều container một lúc thì sẽ gây khó khăn và phức tạp, chưa kể là có thể có sai sót trong quá trình thực hiện đơn lẻ. Hãy tưởng tượng stack của bạn gồm có n image thì bạn phải chạy docker run n lần sao?

Docker compose được sinh ra để giải quyết vấn đề này. Nó là sẽ lưu trữ tập hợp các lệnh hướng dẫn cách run các container trong một file .yml/.yaml (docker-compose.yml). Sau đó chỉ cần dùng một lệnh duy nhất để khởi động tất cả.

Docker compose

Docker compose trước kia là một plugin nhưng gần đây nó đã được tích hợp luôn vào docker cho windows & macos, tuy nhiên trên linux thì vẫn chưa có. Nếu dùng linux, bạn cần phải cài đặt thêm docker compose.

Tham khảo thêm các cách cài đặt docker compose tại link Docker Compose Install.

Đối với người dùng linux chỉ cần dùng lệnh:

$ sudo curl -L "https://github.com/docker/compose/releases/download/1.29.2/docker-compose-$(uname -s)-$(uname -m)" -o /usr/local/bin/docker-compose
$ sudo chmod +x /usr/local/bin/docker-compose
$ sudo ln -s /usr/local/bin/docker-compose /usr/bin/docker-compose

# Kiểm tra phiên bản
$ docker-compose --version
docker-compose version 1.29.2, build 1110ad01

Để bắt đầu, giả sử bạn cần khởi động 2 service: node.js api & mysql server, hãy tạo một file docker-compose.yml.

version: "3.9"
services:
  node:
    image: my-node-app
    environment:
      - MYSQL_HOST: mysql
      - MYSQL_USER: hoaitx
      - MYSQL_PASSWORD: password
    ports:
      - "3000:3000"
    networks:
      - my_app
    depends_on:
      - mysql

  mysql:
    image: mysql
    environment:
      - MYSQL_USER=hoaitx
      - MYSQL_PASSWORD=password
    networks:
      - my_app
    volumes:
      - ./data:/var/lib/mysql

networks:
  my_app:

Sau đó sử dụng lệnh docker-compose để khởi động.

$ docker-compose up -d

Để xem danh sách các service đang chạy:

$ docker-compose ps

Note: các lệnh docker-compose ở trên được thực hiện ở thư mục đang chứa file docker-compose.yml.

Cũng giống như Dockerfile, file yml của docker compose cũng có một tập các lệnh. Docker compose vẫn đang liên tục bổ sung thêm các lệnh mới ở các version sau của docker, chính vì thế bạn nên kiểm tra kỹ version đang sử dụng trong file yml với version của docker trước khi sử dụng chúng.

Thành phần

Một file yml thường có version & services, version để báo cho docker biết bạn sử dụng version nào, còn service là nơi để liệt kê ra những dịch vụ sẽ được chạy. Ngoài ra nó còn có networks chứa những mạng (network) được sử dụng trong này.

Ví dụ dưới đây là một file yml version 3.9 để chạy cùng lúc node.js và mysql:

version: "3.9"
services:
  node:
    image: my-node-app
    environment:
      - MYSQL_HOST: mysql
      - MYSQL_USER: hoaitx
      - MYSQL_PASSWORD: password
    ports:
      - "3000:3000"
    networks:
      - my_app
    depends_on:
      - mysql

  mysql:
    image: mysql
    environment:
      - MYSQL_USER=hoaitx
      - MYSQL_PASSWORD=password
    networks:
      - my_app
    volumes:
      - ./data:/var/lib/mysql

networks:
  my_app:

Tips: yml là một file sử dụng các ký tự space để lùi dòng, ví thế bạn cần phải thận trọng trong việc xây dựng file này. Một dòng bị sai cũng có thể khiến docker-compose không thể chạy được.

  • version là version của file yml.
  • services chứa các dịch vụ sẽ được chạy.
  • networks chứa các thiết lập về mạng sẽ dùng.

Với mỗi service chúng ta sẽ có tên, tên này vừa là tên của service cũng là domain để các service gọi lẫn nhau, như trong ví dụ trên node sẽ gọi sang mysql bằng chính cái tên mysql luôn (MYSQL_HOST: mysql).

  • image là tên của image sẽ được dùng trong container.
  • environment là phần thiết lập biến môi trường.
  • ports thiết lập việc ánh xạ các cổng từ trong container ra ngoài máy chủ.
  • volumes thiết lập thư mục được mount từ máy chủ vào docker container.
  • networks khai báo tất cả các networks mà container được phép join vào.
  • depends_on để thiết lập việc phụ thuộc lẫn nhau giữa các service, tức là service chỉ được khởi tạo khi service kia đã chạy.

Ngoài những lệnh trên thì docker-compose cũng hỗ trợ rất nhiều lệnh khác nữa, tôi không thể liệt kê ra hết ở đây mọi người có thể tìm thấy tài liệu tại đây.

Tôi xin phép điểm qua một số lệnh nổi bật nữa:

  • build sẽ thay thế image, bình thường bạn sẽ cần có một image xác định để khởi chạy được container (service) thông qua lệnh docker build. Nếu dùng build bạn sẽ không cần phải build ra image trước nữa mà docker-compose sẽ build mỗi khi khởi chạy. Xem chi tiết tại Compose File v3 | #build.
  • deploy là một lệnh khá hay tuy nhiên nó chỉ khả dụng khi bạn sử dụng docker swarm, nhìn chung deploy là nơi tập hợp các quy tắc chỉ dẫn service của bạn sẽ được chạy như thế nào. Ví dụ như cấu hình số lượng các bản replicas, cấu hình chạy trên node xác định, tự động restart lại service nếu bị break down...
  • Ngoài ra còn rất nhiều lệnh nữa mà bạn có thể xem thêm ở Compose File v3

Compose CLI

Nắm bắt được các lệnh docker-compose sẽ giúp bạn triển khai được ứng dụng một cách dễ dàng. Tôi xin liệt kê một số lệnh cơ bản dưới đây:

Để xem hướng dẫn:

$ docker-compose --help

Kiểm tra phiên bản docker compose:

$ docker-compose --version
docker-compose version 1.29.2, build 1110ad01

Để deploy, tại thư mục có chứa file .yml:

$ docker-compose up -d

Để cập nhật các thay đổi từ .yml, chạy lại lệnh deploy nó sẽ kiểm tra các thay đổi và tự biết cập nhật những gì.

Xem danh sách các service:

$ docker-compose ps

Kiểm tra logs từ các service:

$ docker-compose logs

Huỷ bỏ:

$ docker-compose down

Tổng kết

Docker compose cho phép chúng ta chạy nhiều services (container) cùng lúc. Nó lưu trữ các lệnh hướng dẫn trong một file .yml/.yaml mà chúng ta thường hay thấy là docker-compose.yml.

Docker compose phù hợp với các dự án nhỏ mà không cần scale ra các node. Để có thể scale docker cung cấp một chế độ gọi là swarm. Bài viết sau tôi sẽ nói rõ hơn về docker swarm.

Cao cấp
Hello

5 bài học sâu sắc

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...