Series về Docker trong thực thành & sản xuất - Docker là gì mà hot thế?

Series về Docker trong thực thành & sản xuất - Docker là gì mà hot thế?

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Puppeteer thì chắc ai cũng biết rồi - Một thư viện JavaScript cung cấp API cấp cao để điều khiển Chrome hoặc Firefox. Thường thì nó sẽ mở trình duyệt trên máy tính để chạy tác vụ tự động. Cơ mà mới đây steel-browser được giới thiệu để đưa Puppeteer lên đám mây. Tức là thay vì mở trình duyệt trên máy thì mở trình duyệt trên đám mây.

    Cách làm cũng đơn giản, chỉ cần sửa lại một chút đoạn khởi chạy:

    const browser = await puppeteer.launch({...});

    Thành:

    const browser = await puppeteer.connect({ browserWSEndpoint: 'wss://connect.steel.dev?apiKey=MY_STEEL_API_KEY', });

    À phiên bản miễn phí thì đang giới hạn 100 giờ chạy mỗi tháng á các bạn 😄

    » Xem thêm
  • Đây! Một vấn đề mà từ xưa đến nay mình cứ thắc mắc mãi, và cho đến hôm qua thì mọi thứ đã sáng tỏ.

    Bình thường mọi người dùng height: 100vh để đặt chiều cao bằng với viewport của màn hình. Trên máy tính thì không vấn đề gì, thậm chí giả lập kích thước của điện thoại thông minh thì mọi thứ vẩn ổn. Nhưng khi mở trên điện thoại thì height 100vh lúc nào cũng vượt quá viewport. Ủa!? Là sao???

    Lý giải cho điều này là do trên thiết bị di động có cách tính viewport khác với máy tính. Nó thường bị can thiệp hay ảnh hưởng bởi thanh địa chỉ, thanh điều hướng của nền tảng mà bạn đang sử dụng. Vậy nên nếu muốn 100vh trên di động đúng bằng viewport thì cần phải làm thêm một bước thiết lập lại viewport.

    Dễ lắm, đầu tiên cần tạo một css variable --vh ở ngay thẻ script đầu trang.

    function updateViewportHeight() { const viewportHeight = globalThis.innerHeight; document.documentElement.style.setProperty('--vh', `${viewportHeight * 0.01}px`); } updateViewportHeight(); window.addEventListener('resize', updateViewportHeight);

    Sau đó thay vì dùng height: 100vh thì chuyển thành height: calc(var(--vh, 1vh) * 100). Thế là xong.

    » Xem thêm
  • Cả ngày hôm nay mình dành thời gian để làm giao diện tiếp thị cho gói hội viên của 2coffee.dev. Vậy là cuối cùng thì cũng chính thức đi vào vào con đường mà 5 năm trước cũng không ngờ đến được: "Bán một cái gì đó". Người ta thường nói "Cho đi để nhận lại", bên cạnh đó cũng có câu "Nếu giỏi một cái gì đó, đừng làm nó miễn phí". Nếu theo dõi đủ lâu, bạn đọc sẽ thấy chẳng có gì mình giấu giếm. Biết gì viết nấy, và đôi khi nhờ viết ra mà nhận lại được sự góp ý của độc giả. Từ đó giúp mình hoàn thiện bản thân nhiều hơn.

    Membership là tính năng mà mình sắp sửa giới thiệu. Trở thành hội viên của blog, bạn sẽ có một số đặc quyền nhất định, ví dụ như truy cập vào các bài viết chỉ dành riêng cho hội viên. Các bài viết này về các chủ đề chuyên sâu và được hệ thống hoá sao cho dễ đọc và dễ nắm bắt nhất. Qua đó cung cấp thêm nhiều kiến thức và trau dồi kỹ năng cho bạn đọc.

    Để đạt được đến ngày hôm nay là công rất lớn của các bạn đọc giả, của những người yêu mến 2coffee.dev. Nhờ các bạn mà blog mới có ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bản thân mình cũng phải thay đổi liên tục, phải vượt ra khỏi vùng an toàn, làm những điều mà trước nay không dám. Dù sao đi nữa thì đây cũng mới là khởi đầu cho mọi sự gian nan. Nhưng đừng bao giờ nản nha các bạn ơi 😄

    » Xem thêm

Vấn đề

Những năm gần đây cái tên Docker đang làm khuynh đảo cả giới lập trình, nhà nhà dùng docker, người người cũng dùng docker.

Nhớ lại khoảng thời gian từ vài ba năm về trước khi tôi đang còn thích vọc vạch chiếc Laptop của mình. Tôi có một niềm đam mê với cài win, một tháng phải cài đi cài lại vài lần. Khi thì cài win lúc thì lại cài Ubuntu mà mỗi lần như vậy thì tôi lại phải thiết lập môi trường develop ở trên máy cho mình, nào là mysql server hay là postgres, mongodb...

Mà mấy thứ này trên Windows cài thì mệt nghỉ, phải vào từng trang tải về rồi install vào máy rất là mất thời gian. Nhìn chung là để setup xong một môi trường mà tôi cần thời bấy giờ có thể mất cả nửa buổi hoặc hơn.

Nhưng ở Ubuntu thì khá hơn, Ubuntu chỉ cần dùng lệnh để cài rất đơn giản & nhanh chóng. Cũng vì lý do đó mà tôi đã yêu thích dùng Ubuntu hơn để làm môi trường phát triển chính cho mình.

Thời gian đó tôi vẫn chưa biết đến docker, chỉ nghe qua và cũng không có nhu cầu tìm hiểu cho đến khi được giao vào một dự án mà phải làm việc với cả docker để hỗ trợ build những image giúp cho việc deploy thì lúc này tôi mới thực sự tìm hiểu xem docker là gì & nó mang lại những lợi ích gì cho mình.

Ban đầu thì tôi tìm những bài viết nói về docker bằng tiếng Việt nhưng hầu như vẫn chưa thoả mãn được những thắc mắc. Có quá nhiều khái niệm để nhớ nào là image, container, registry... bao nhiêu là thứ mà tôi không hiểu rõ chức năng của chúng là gì.

Thế là tôi quyết định sắp xếp thời gian để đọc tài liệu trên trang chủ của docker. Tôi khuyên các bạn nhất là những bạn mới tiếp xúc với docker thì trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong series này thì hãy dành thời gian đọc tài liệu trên trang docker là tốt nhất. Series này tôi chỉ đơn giản là tóm lược lại những kiến thức cơ bản cũng như giúp cho các bạn có hướng đi khi tìm hiểu về docker, vì thế kiến thức về docker không thể gói hết trong series bài viết này được.

Series về docker trong thực thành & sản xuất dự kiến sẽ gồm có 5 bài viết, đi lần lượt từ giới thiệu cho đến kết thúc là giúp các bạn có thể tự triển khai được sản phẩm trên production. Về mặt kiến thức thì tôi hy vọng là sau khi series kết thúc thì sẽ cung cấp được cho các bạn những kiến thức cơ bản về docker, các thành phần của docker, cách sử dụng cũng như cách triển khai ứng dụng.

Một lần nữa tôi không khẳng định là mình hiểu hết về docker, những kiến thức tôi sắp chia sẻ với các bạn là những kiến thức tôi học được trong quá trình học tập & làm việc với docker. Mong nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các bạn.

Docker là gì?

Tôi xin trích dẫn một đoạn tiếng anh trên trang tài liệu của docker:

Docker is an open platform for developing, shipping, and running applications. Docker enables you to separate your applications from your infrastructure so you can deliver software quickly. With Docker, you can manage your infrastructure in the same ways you manage your applications. By taking advantage of Docker’s methodologies for shipping, testing, and deploying code quickly, you can significantly reduce the delay between writing code and running it in production.

Hiểu đơn giản thì docker là một nền tảng cung cấp khả năng đóng gói & chạy các ứng dụng trong một môi trường được gọi là container.

Ứng dụng ở đây có thể là các nền tảng phổ biến như mysql server, mongodb… Tức là nếu có docker bạn có thể dễ dàng tạo ra một mysql server, mongo server… và đặc biệt nữa là có thể chạy được nhiều chúng cùng một thời điểm.

Kiến trúc của docker

Cấu tạo docker

Docker sử dụng kiến trúc client-server trong đó docker daemon đóng vai trò là server và là nơi xử lý các yêu cầu của client. Client ở đây có thể là dockerd cho phép gửi các lệnh phổ biến như build, run, pull… đến docker daemon để nó xử lý. Để hiểu rõ hơn về các thành phần trong kiến trúc của docker các bạn có thể đọc thêm ở đây.

Về phía docker daemon sẽ quản lý các thành phần cơ bản trong docker như Container, Image, Network… giúp chúng có thể hoạt động được cùng nhau. Ngoài ra còn có Registry đóng vài trò là nơi lưu trữ các Image của docker (hãy tưởng tượng Registry giống như Repository của git vậy).

Lợi ích khi sử dụng docker

Dĩ nhiên khi lợi ích càng lớn thì người sử dụng càng nhiều, việc dùng docker mang lại khá nhiều lợi ích.

Phân phối ứng dụng nhanh chóng & nhất quán.

Docker hỗ trợ CI/CD rất tốt, những việc chúng ta cần làm để phát triển & release một sản phẩm bao gồm tạo ra một image, khởi chạy image bằng container & một loạt các lệnh kiểm thử tự động hoặc thủ công sau đó. Mọi thứ có thể thiết lập cho phép chạy một cách tự động.

Việc đóng gói ứng dụng vào một image duy nhất cũng giảm trường hợp bạn phải cài thêm hàng tá phụ thuộc khi chạy một ứng dụng mà được ai cho chia sẻ cho mình. Ví dụ bạn muốn chạy một chương trình được anh đồng nghiệp code bằng python trên máy của mình, trong khi bạn là một nhà phát triển Node.js trong máy lại chưa cài python thế thì bạn phải cài python vào đúng không? Nhưng với docker đồng nghiệp chỉ cần build cho bạn một image có thể chạy được chương trình đó rồi đưa cho bạn. Bạn cũng chỉ cần một câu lệnh để start image đó lên, rất nhanh chóng và giảm thiểu được lỗi chẳng may phát sinh trong quá trình cài đặt python nữa chứ.

Triển khai nhanh chóng & dễ dàng mở rộng.

Docker cho phép triển khai các ứng dụng bằng câu lệnh hoặc tập hợp các câu lệnh trong một file .yaml.

Tưởng tượng mỗi khi bạn cần thiết lập môi trường làm việc trên chiếc máy mới, với docker công việc thiết lập này khá là dễ dàng nếu bạn đã tự tạo cho mình những file .yaml từ trước.

Docker cũng cung cấp một thứ gọi là docker swarm cho phép chúng ta có thể mở rộng mô hình triển khai ứng dụng một cách dễ dàng. Hình dung như là khi máy chủ chạy docker của bạn bị hết bộ nhớ hoặc CPU, bạn có thể join một máy chủ docker khác vào cụm để scale chúng.

Chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc trên một phần cứng.

Các container trong docker là rất nhẹ, nhẹ hơn nhiều so với khi dùng máy ảo vì thế bạn có thể chạy được nhiều ứng dụng hơn cùng lúc.

Tổng kết

Docker là một nền tảng cung cấp khả năng đóng gói & chạy các ứng dụng trong container. Hiểu và ứng dụng được docker sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho dù bạn là một Frontend Dev hay Backend Dev. Ở phần sau tôi sẽ trình bày về các thành phần cơ bản trong docker cũng như công dụng của chúng, các bạn nhớ theo dõi blog thường xuyên nhé.

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (1)

Nội dung bình luận...
Avatar
Trịnh Cường3 năm trước
Mình rất thích cách giải thích và diễn giải của bạn. dự án của mình cũng đang áp dụng docker.rất bổ ích và thú vị. ra phần tiếp theo nhanh nhé bạn :)).
Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống3 năm trước
Cảm ơn một bạn fan cứng. Ghé blog thường xuyên nhé!