NPM đại cương - Xây dựng và đẩy package lên npm

NPM đại cương - Xây dựng và đẩy package lên npm

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Jan là một phần mềm mã nguồn mở có khả năng thay thế ChatGPT. Bằng cách tải về nhiều mô hình ngôn ngữ lớn, Jan có khả năng hoạt động ngoại tuyến, dữ liệu hoàn toàn ở trong máy và không lo về quyền riêng tư nữa.

    Điểm ăn tiền của Jan so với các ứng dụng tương tự khác là giao diện gọn gàng, dễ sử dụng, dễ dàng tìm kiếm và tải về models mà bạn mong muốn. Ngoài ra, Jan cũng có khả năng kết nối API với các nhà cung cấp như OpenAI, Anthropic... để hoạt động trực tuyến.

    » Xem thêm
  • Dành cho những ai chưa biết, snapdrop là một ứng dụng mã nguồn mở, giúp chia sẻ dữ liệu cho nhau nếu đang ở trong cùng một mạng Wifi, hoạt động dựa trên WebRTC. Ủa lạ hen, sao không dùng luôn AirDrop hoặc Nearby Share đi mà dùng cái này chi cho mắc mệt? Đấy là trong trường hợp cả 2 dùng chung hệ điều hành thôi, còn khác hệ điều hành thì chịu, ví dụ như giữa Android với iOS, MacOS với Linux hoặc Windows... Lúc này thì snapdrop tỏ ra cực kỳ hữu ích đấy 😁

    » Xem thêm
  • 24 sự thật thú vị về SQLite Collection of insane and fun facts about SQLite. Phải nói rằng nó khủng thật 🔥

    » Xem thêm

Vấn đề

Ở bài viết trước tôi đã tóm tắt quá trình hoàn thành việc đẩy một package lên npm, trong bài viết này tôi sẽ đi chi tiết cách làm package của tôi và cụ thể là một package cho vue.js cho việc nhập mã OTP.

Mã nguồn package tại github, và npm vue-otp-2.

Tạo khung

Ngay từ đầu tôi đã xác định làm package cho vue.js nên tôi đã tìm thấy một khung hỗ trợ cho việc đó đó là https://www.npmjs.com/package/vue-sfc-rollup.

Cụ thể package này giúp tôi khởi tạo một project với các thiết lập tối thiểu giúp cho việc phát triển nhanh chóng, nó bao gồm:

  • rollupjs.org - hỗ trợ cho việc build thư viện
  • Tích hợp sẵn babel.js
  • Một file SFC (Single File Component) mẫu để triển khai mã
  • ...

Viết logic

Về logic, package này chỉ đơn giản tạo ra một số lượng các ô vuông nhất định, mỗi ô vuông chỉ cho phép nhập một số. Khi nhập đủ các ô thì phát ra một event chứa dữ liệu đã nhập vào. Ngoài ra cũng có thể xoá dữ liệu trong các ô một cách liền mạch nữa, chứ không phải bấm vào từng ô để xoá đâu nhé :D.

Tư tưởng là vậy, trong quá trình làm tôi gặp một số vấn đề về xử lý sao cho package hoạt động mượt mà & phải không được gây ra bất kì lỗi lầm gì. Cuối cùng sau vài giờ làm việc thì tôi cũng đã đã hoàn thành được nó.

Kiểm thử

Sau khi hoàn thành tất cả mọi thứ thì tôi bắt đầu vào giai đoạn kiểm thử (test), nói là thế chứ thực chất trong quá trình viết code thì tôi vẫn phải test chứ.

Bước này là bước verify lại tất cả các case mà tôi có thể nghĩ ra, từ happy case cho đến những case ngoại lệ tôi đều kiểm tra lại hết. Vì không có nhiều thời gian nên tôi quyết định chọn con đường manual test. Nếu mọi người có thời gian thì có thể tìm hiểu thêm cách viết unit test thì sẽ khiến cho package "xịn xò" hơn đấy :D.

Tạo trang demo

Tất cả các case đều pass thì lúc này tôi tiến hành tạo một trang demo.

Demo khá là quan trọng vì nó sẽ giúp cho người dùng tương tác thực tế với package của bạn. Tạo niềm tin cho họ, đồng thời cũng giúp họ kiểm tra xem đây có phải là package họ thực sự cần. Ngoài ra có một trang demo cũng thể hiện sự đầu tư vào package của bạn, làm tăng thêm độ uy tín.

Tạo ra một trang demo cũng khá đơn giản, điều bạn cần là tìm một dịch vụ nào cho phép triển khai một ứng dụng vue.js lên đó. Thật may mắn tôi có biết đến vercel là hậu thân của (now.sh)[https://now.sh] có hỗ trợ điều đó.

Viết docs

Docs là rất quan trọng, phải có docs thì người dùng mới biết cách sử dụng package của bạn vì thế hãy đầu tư thời gian để hoàn thiện docs.

Docs cần rõ ràng & xúc tích, focus vào những tính năng chính mà package mang lại. Thông thường docs sẽ được trình bày theo "mô típ":

  • Giới thiệu ngắn gọn về package.
  • Get started: Giới thiệu cách cài đặt, cách sử dụng...
  • API: Phần này sẽ đi sâu vào phân tích những hàm, thuộc tính có trong package...
  • Dev: Hướng dẫn cách contribution.
  • License.
  • ...

Bạn hoàn toàn có thể viết docs trong file README.md hoặc sử dụng một số dịch vụ hỗ trợ trong việc trình bày như gitbook.

Publish package

Bước cuối cùng là tôi sẽ đẩy package lên npm thông qua cli của npm.

Nhưng trước khi đẩy các bạn cần lưu ý xem package của bạn có cần phải build ra không nhé. Thông thường build là bước để compiler code của bạn ra mã thuần Javascript.

Như trong package của tôi thì trước khi publish tôi cần chạy lệnh build:

$ npm run build

Sau đó là đẩy lên thôi:

$ npm login
$ npm publish

Tổng kết

Việc đẩy một package lên npm là không khó, tuy nhiên bạn cần phải chú ý trong việc lựa chọn nền tảng hoạt động của package cũng như các công cụ hỗ trợ việc build mã của bạn ra cho trình duyệt hay node.js hiểu để có thể sử dụng được.

Cao cấp
Hello

5 bài học sâu sắc

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...
Bấm hoặc cuộn mạnh để sang bài mới