NPM đại cương - Tôi đã đẩy package lên npm như thế nào?

NPM đại cương - Tôi đã đẩy package lên npm như thế nào?

Threads
  • Ơ buồn cười thật. Ai cũng biết GIF là định dạng ảnh động thường được dùng thay cho video clip để hiển thị các nội dung ngắn trên nền tảng web. GIF tiện hơn các nội dung dạng video là vì nó được hiển thị như một bức ảnh và được hỗ trợ rộng rãi. Cơ mà GIF có dung lượng nặng quá.

    Nói thật nhiều lúc mình có vài cái hành động muốn hiển thị lên web cho mọi người xem, cơ mà định dạng GIF nó nặng với cả cũng không biết cách tối ưu cho nhẹ xuống. Hôm nay lên mạng tìm hiểu xem định dạng nào có khả năng thay thế GIF trong tương lai thì mọi người biết đó là gì không? Là WEBP (webp)!!! Đúng vậy, là định dạng ảnh mà mình đang dùng trên blog lâu nay luôn á, mà giờ mới biết là nó hiển thị được cả ảnh động nữa, hơi quê 😆

    Kết hợp với ffmpeg nữa là chuyển được tất tần tật video clip thành webp được ngay. Để vài nửa ngồi chế lại cái cli một tí là dùng ngon luôn mọi người ạ 🤪

    » Xem thêm
  • Cảm giác như Github Copilot đang cố gắng mở rộng thị trường cho anh em developer á. Mới trước họ ra mắt Github Open Copilot Chat thì mới đây lại thêm cái Using GitHub Copilot in the command line dùng để giải thích hoặc gợi ý lệnh trong terminal.

    Đây, cách dùng rất đơn giản thôi, ví dụ muốn nó giải thích câu lệnh sudo apt-get để làm gì, thì:

    $ gh copilot explain "sudo apt-get"

    Hoặc nhờ nó gợi ý lệnh mong muốn, sử dụng tiếng Việt được luôn nhé (kể cả tiếng Việt không dấu vẫn hiểu 😳)

    $ gh copilot suggest "xoá commit chưa push"

    Mình đã kiểm tra và thấy lệnh ra rất đúng, xịn thật 🤓

    » Xem thêm
  • Github có chương trình học và ôn thi để lấy chứng chỉ "ghim" vào hồ sơ cá nhân. Các chứng chỉ này xoay quanh kỹ năng sử dụng và làm việc thành thạo với git cũng như Github. Nếu bạn muốn học thêm kỹ năng mới đồng thời thu thập thêm badge cho mình thì còn chần chừ gì nữa 👇

    Showcase your expertise with GitHub Certifications

    » Xem thêm

Vấn đề

Chắc hẳn mọi người ở đây ai cũng từng nghe, biết và sử dụng npm hằng ngày trong công việc. NPM là một kho lưu trữ packages khổng lồ mà chủ yếu là các thư viện javascript dùng cho lập trình web hay node.js.

Bản thân NPM chỉ là kho vậy thì các package từ đâu ra? Câu trả lời là từ cộng đồng, trong đó có thể có chính các bạn - những người hẳn đang có những ý tưởng thú vị và sẵn sàng chia sẻ.

Bản thân tôi sau rất nhiều lần dùng "chùa" các packages thì một biến cố lớn xảy đến, đó là tôi không thể tìm được một component nào nhập mã OTP cho vue.js cả (tại thời điểm lúc đó, còn bây giờ thì tôi cũng không rõ lắm :D). Thế là tôi đành phải tự viết, nhưng khoan thay vì dùng một mình thì tại sao tôi không đóng gói nó và chia sẻ lên mạng nhỉ? Lúc đó điều tôi nghĩ ngay đến là mạng "phân phối nội dung" NPM thần thánh.

Ý tưởng đến để xây dựng một package luôn xuất hiện ở mọi nơi, mặc dù bây giờ có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm package khác nhau nhưng cùng giải quyết cùng một vấn đề. Cạnh tranh với các package lâu đời có lượt download khổng lồ là khó. Tuy nhiên đóng góp một phần nhỏ bé cũng là đóng góp phải không mọi người? Điều bạn cần là tạo một package có độ tin cậy cao, phát hành đúng thời điểm cộng một chút may mắn.

Lựa chọn nền tảng cho packages

Các packages trên npm rất đa dạng, ví dụ có những package chỉ dành cho browser hoặc chỉ dành cho node.js, hay có cả những package hỗ trợ cả hai. Ngoài ra một package viết cho vue.js thì react.js không thể nào dùng được v.v...& v.v..

Vì thế ngay từ đầu bạn nên xác định sẽ viết package sử dụng cho nền tảng nào. Ví như như tôi đã chọn "package OTP INPUT cho vue.js".
Việc xây dựng một package sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn tìm được "khung" phù hợp. Khung ở đây là một project được setup sẵn mọi thứ từ run build, run dev, run test... tất tần tật, việc của bạn chỉ là tập trung vào xử lý logic.
Hoặc nếu không tìm thấy hay không muốn dùng sẵn thì bạn có thể lựa chọn xây dựng từ đầu, đồng nghĩa với việc bạn phải setup tất cả mọi thứ. Dĩ nhiên là có thể lược bớt các thành phần như run dev, run test... nhưng như thế sẽ khiến package của bạn thiếu đi sự "chuyên nghiệp".

Một số khung phổ biết mà tôi biết:

Sau khi đã hoàn thành logic cho package, tôi sẽ cần phải tạo một file README.md trong đó mô tả cách sử dụng, các attributes v.v... đủ để cho mọi người hiểu. Ngoài ra còn chỉ cho họ cách để chạy dev, test... khi họ muốn contribute.
Bước cuối cùng là bước publish package lên npm.

Làm quen npm cli

CLI của npm giúp sẽ giúp tôi đẩy package lên repository. Mặc định khi cài node.js là sẽ có npm, vì thế ai chưa có thì cài node.js nhé!

Kiểm tra phiên bản npm:

$ npm -v
6.14.12

Đăng nhập vào npm:

$ npm login

Di chuyển đến thư mục chứa project cần publish, ví dụ ở đây tôi move đến thư mục vue-otp-2:

$ cd vue-otp-2

Đảm bảo rằng trong thư mục đó đã có file package.json. NPM sẽ dựa vào package.json để publish package của bạn, một file package.json cơ bản phải có name & version:

{
  "name": "vue-otp-2",  
  "version": "1.0.0",  
}

Trong đó name là tên package được dùng để install npm i vue-otp-2 còn version là phiên bản của package tại thời điểm publish.

Sau đó publish:

$ npm publish

Ngồi chờ cho đến khi publish thành công và bạn sẽ nhận được một email thông báo về việc này.

Một số lưu ý khi publish:

  • Hãy đảm bảo version package của bạn theo chuẩn semantic. Nếu chưa biết có thể xem thêm ở đây.

  • Hãy đảm bảo tên version của bạn là unique trên npm. Ví dụ bạn không thể đặt tên package là vue-opt-2 nữa đơn giản là tôi đã sở hữu cái tên đó rồi, còn nếu bạn vẫn muốn dùng cái tên đó thì npm cung cấp thêm một lựa chọn tên package nữa đại loại sẽ gắn thêm username của bạn vào tên: @hoaitx:vue-opt-2. Tham khảo cách thiết lập tại đây.

  • Ngoài name & version thì còn rất nhiều thông số thú vị để khiến cho profile package của bạn trông "ngầu" hơn. Tham khảo thêm tại đây.

Tips & tricks:

  • Một vài bạn publish thành công rồi nhưng lúc install vào project thì không sử dụng được thì rất có thể là chưa xác định đúng điểm nhập module trong package. Cụ thể package.json có một thuộc tính là main được dùng để xác định file nào sẽ được import vào khi gọi require/import mặc định là index.js. Ví dụ package có name là foo, khi gọi require("foo") thì nó tương ứng với đường dẫn là node_modules/foo/index.js.

  • Try on RunKit là một ứng dụng cho phép chúng ta dùng thử package trước khi quyết định có nên cài đặt hay không :D.

Tổng kết

Ở bài viết này tôi chỉ dừng lại ở mức tường thuật lại quá trình publish package của tôi lên npm. Ở bài viết sau tôi sẽ đi vào chi tiết từng bước tạo package.

À cho bạn nào thắc mắc từ đầu bài đến giờ chưa thấy link đến package của tôi thì nó đây https://www.npmjs.com/package/vue-otp-2.

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...