Chủ nghĩa cá nhân - mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người

Chủ nghĩa cá nhân - mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người

Bài viết trong chủ đề này:
  1. Chủ nghĩa cá nhân - Tương lai không tồn tại?
  2. Chủ nghĩa cá nhân - mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người
Tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Đây là bài viết thứ 366, có nghĩa là mình đã duy trì được việc mỗi ngày một bài trong chuyên mục Threads 1 năm rồi đấy mọi người. Tuy rằng không phải ngày nào cũng viết vì nhiều hôm mình bận, quên thì hôm sau là lên bài bù, mục đích là để cam kết với độc giả, ấy vậy mà quay đi quay lại đã một năm trôi qua rồi. Nhanh thật 😃

    À mai, kia, ngày kìa nữa mình đi du lịch nên chắc không lên bài cho mọi người được. Về rồi mình lên sau nhé 😅. Cảm ơn!

    » Xem thêm
  • Hơn 1 tuần nay mình không đăng bài, không phải không có gì để viết mà đang tìm cách để phân phối nội dung có giá trị hơn trong thời đại AI đang bùng nổ mạnh mẽ như thế này.

    Như từ hồi đầu năm đã chia sẻ, số lượng người truy cập vào trang blog của mình đang dần ít đi. Khi xem thống kê, lượng người dùng trong 6 tháng đầu năm 2025 đã giảm 30% so với cùng kì năm ngoái, 15% so với 6 tháng cuối năm 2024. Như vậy một sự thật là người dùng đang rời bỏ dần đi. Nguyên nhân do đâu?

    Mình nghĩ lý do lớn nhất là thói quen của người dùng đã thay đổi. Họ tìm thấy blog chủ yếu qua các công cụ tìm kiếm, trong đó lớn nhất là Google. Gần 1/2 số lượng người dùng quay trở lại blog mà không cần thông qua bước tìm kiếm. Đó là một tín hiệu đáng mừng nhưng vẫn không đủ để tăng lượng người dùng mới. Chưa kể giờ đây, Google đã ra mắt tính năng AI Search Labs - tức là AI hiển thị luôn nội dung tổng hợp khi người dùng tìm kiếm, điều đó càng khiến cho khả năng người dùng truy cập vào trang web thấp hơn. Một điều thú vị là khi Search Labs được giới thiệu, thì các bài viết bằng tiếng Anh đã soán ngôi trong bảng xếp hạng truy cập nhiều nhất.

    Một bài viết của mình thường rất dài, có khi lên đến cả 2000 chữ. Mà để viết ra được một bài như thế tốn nhiều thời gian. Nhiều bài viết ra chẳng có ai đọc là điều bình thường. Mình biết và chấp nhận vì không phải ai cũng gặp phải vấn đề đang nói đến. Viết đối với mình như một cách để rèn luyện sự kiên nhẫn và cả tư duy. Viết ra mà giúp được cả ai đó là một điều tuyệt vời.

    Vậy nên mình đang nghĩ sẽ tập trung vào nội dung ngắn và trung bình để viết được nhiều hơn. Nội dung dài chỉ khi muốn viết chi tiết hoặc đi sâu về một chủ đề nào đó. Nên là đang tìm cách thiết kế lại trang blog. Mọi người cùng chờ nha 😄

    » Xem thêm
  • CloudFlare đã giới thiệu tính năng pay per crawl để tính phí cho mỗi lần AI "cào" dữ liệu trên trang web của bạn. Là sao ta 🤔?

    Mục đích của SEO là giúp các công cụ tìm kiếm nhìn thấy trang web. Khi người dùng tìm kiếm nội dung mà có liên quan thì nó hiển thị trang web của bạn ra kết quả tìm kiếm. Điều này gần như là đôi bên cùng có lợi khi Google giúp nhiều người biết đến trang web hơn, còn Google thì được nhiều người dùng hơn.

    Bây giờ cuộc chơi với các AI Agents thì lại khác. AI Agents phải chủ động đi tìm kiếm nguồn thông tin và tiện thể "cào" luôn dữ liệu của bạn về, rồi xào nấu hay làm gì đó mà chúng ta cũng chẳng thể biết được. Vậy đây gần như là cuộc chơi chỉ mang lại lợi ích cho 1 bên 🤔!?

    Nước đi của CloudFlare là bắt AI Agents phải trả tiền cho mỗi lần lấy dữ liệu từ trang web của bạn. Nếu không trả tiền thì tôi không cho ông đọc dữ liệu của tôi. Kiểu vậy. Hãy chờ thêm một thời gian nữa xem sao 🤓.

    » Xem thêm

Vấn đề

Ở bài viết trước, chúng ta đã nói đến việc suy nghĩ mang lại tích cực và cả tiêu cực cho mỗi người. Nếu cứ suy nghĩ cho quá khứ và cả tương lai thì quả thật có quá nhiều thứ phải nghĩ. Thay vào đó hãy rèn luyện cho mình khả năng hành động ngay lúc này, để đến một thời điểm nào đó ắt sẽ gặt hái được thành quả.

"Series bài viết này nói về chủ nghĩa cá nhân, tức là hãy sống cho chính mình. Nó đi ngược lại hoàn toàn với lối sống xưa nay của đại đa số, nơi chúng ta có gia đình, người thân, bạn bè... Vì thế không tránh khỏi những tranh cãi. Bạn đúng! Tôi không phải là một người truyền đạo và bạn không phải làm theo những gì tôi nói một cách cực đoan. Mục đích của các bài viết này chỉ mang đến cho bạn đọc một trải nghiệm mới và nếu muốn thử hãy thử áp dụng nó một cách khôn ngoan".

Mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người - liệu có vội vàng khi kết luận như thế? Hãy thử tưởng tượng ra một thế giới chỉ có một mình, lúc đó bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Liệu có thể hình thành được những thứ như là cảm xúc, tiếng nói hay thậm chí là cả ý thức...? Nếu đặt bản thân tôi vào đó, chắc chắn tôi không thể nào tưởng tượng ra được viễn cảnh, hay nói các khác tôi không thể tồn tại.

Nhưng cuộc sống vốn là sợi tơ hồng chằng chịt của các mối quan hệ. Chúng ta có gia đình, bạn bè, những người quen biết hay thậm chí là cả người xa lạ - một lúc nào đó, khi có cơ hội, sẵn sàng thiết lập những mối quan hệ mới. Thực tế, có nhiều thí nghiệm về việc tách biệt con người khởi xã hội và nó đều mang lại rất nhiều khủng hoảng về tâm lý cho những người tham gia. Tất cả đều đi đến một kết luận là: "con người là một sinh vật xã hội". Tức là đã là người thì phải sống trong cộng đồng, mà đã là cộng đồng thì luôn tồn tại mối quan hệ.

Ta được hưởng lợi nhiều trong các mối quan hệ, như tình cảm gia đình, tình yêu, tình bạn... đôi khi đó còn là liều thuốc tốt nhất để chữa lành mệt mỏi tinh thần hay vết thương ở trong tâm hồn. Nhưng ở chiều hướng ngược lại, không phải mối quan hệ nào cũng tốt, có nhiều lúc nó gây ra rất nhiều vấn đề nếu không biết cách giải quyết. Vậy thì những phiền muộn đó là gì?

Cảm giác tự ti

Bạn có thường hay so sánh bản thân mình với người khác hay không? Cùng là một việc nhưng có người lại làm tốt hơn, họ được khen nhiều hơn, đẹp trai xinh gái hơn, cao to, trắng trẻo hơn... tóm lại luôn cảm thấy mình thua thiệt hơn nhiều người khác. Nếu biết cách biến những suy nghĩ đó thành bàn đạp để tiến lên phía trước, phấn đấu được hay thậm chí là hơn họ thì đó là một việc tốt. Nhưng có những chuyện, dù có phấn đấu thế nào đi chăng nữa, thì vẫn không thể được như họ, thế là sinh ra cảm giác ghét bỏ, đố kỵ... dần dần, nó sẽ trở thành một cảm giác tự ti.

Tự ti là một trạng thái cảm xúc liên quan đến việc đánh giá thấp giá trị của bản thân. Nghĩa là thấy mình không giỏi giang như người khác, không được trọng dụng, thừa nhận... nên tự cho mình là người thấp kém. Trên thực tế, cảm giác này chỉ là sự ngộ nhận, nó chỉ mang tính suy diễn.

Sự ngộ nhận này cực kì có hại vì chẳng ai biết đến cảm giác của bạn ngoại trừ bản thân. Nếu ý thức được rằng, tự ti là một cảm giác xấu vậy thì tại sao lại sinh ra cảm giác tự ti? Hãy nhớ lại bài viết trước, có thể tự ti lúc này đang mang đến cho bạn một "lợi ích" nào đó. Hãy thử chấp nhận rằng 8 tỉ con người trên thế giới này, có vô số người giỏi hơn mình, người giỏi thì có người giỏi hơn; không cao bằng người ta - rõ ràng bạn đang có lợi thế về sự nhanh nhẹn, thậm chí là đáng yêu nữa... bằng một cách nào đó chúng ta luôn có lợi thế, chẳng qua đang bị suy nghĩ tiêu cực triệt hạ.

Nếu ở một nơi không có ai nổi bật, không có ai giỏi hơn thì chắc chắn chúng ta chẳng phải bận tâm đến cảm giác tự ti. Tất nhiên là điều đó không thể nào xảy ra được trên hành tinh này, nơi mà nhiều người "sẵn sàng" để giỏi hơn bạn, ít nhất ở một khía cạnh nào đó.

Nhu cầu được thừa nhận

Nếu tình cờ thấy một người vô gia cư bên vệ đường giữa trời nắng liệu bạn có dừng lại mua cho họ một ít thức ăn hoặc là một chai nước? Chắc là có, hoặc cũng có thể là không. Nhưng nếu trong vai là một người sáng tạo, quay lại quá trình giúp đỡ rồi đăng lên mạng xã hội để lan tỏa thông điệp, thì rất nhiều người sẵn sàng làm chuyện đó. Đây là một hành động ý nghĩa, hơn nữa khi được lan tỏa, có thể có rất nhiều người xem, thả tim và để lại bình luận. Họ nhận được nhiều lời cảm ơn, hay nói cách khác, được cộng đồng mạng biết đến và thừa nhận là một người tốt để có thể tiếp tục đi giúp đỡ nhiều người khác.

Thừa nhận là một nhu cầu sống của đại đa số con người. Bởi vì nếu không có sự thừa nhận, cuộc sống có thể chẳng còn gì ý nghĩa, hoặc ít nhất sự thừa nhận làm mục tiêu cho con người làm những điều tốt đẹp giống như đã nói ở trên. Sẽ như thế nào nếu như đi làm, cống hiến cho công ty nhưng lại không được sếp thừa nhận? Hay chăm chỉ cày cuốc mong cuộc sống gia đình tốt hơn, nhưng nhận lại câu nói "vốn dĩ" đó là "trách nhiệm" của người đàn ông... Có thể đó đúng là "trách nhiệm", nhưng "vốn dĩ" thì rõ ràng, họ đang không thừa nhận sự cố gắng của chúng ta.

Một mối quan hệ tốt là làm sao để thuận lợi cho cả hai bên. Và vì hai bên đều có lợi nên phải cố gắng để duy trì được điều đó. Mọi việc sẽ êm đềm nếu như một trong hai không phải lo lắng đối phương "dở trò" hay "lật mặt". Nhưng bản tính của con người luôn nhắc nhở mình cần cảnh giác, quan sát nhiều hơn. Bất cứ khi nào có dấu hiệu thì phải hành động. Mối quan hệ lúc đó trở nên mệt mỏi hơn bao giờ hết vì phải liên tục để mắt. Nhiều mối quan hệ đồng nghĩa với cuộc sống là một chuỗi vô tận của sự đề phòng.

Chừng nào còn làm để được người khác thừa nhận, bạn còn đối mặt với tâm lý lo âu. Lâu dần sẽ gây ra tính trạng mệt mỏi trong mối quan hệ hoặc khiến bản thân bị kiệt sức. Nói theo cách khác, như thế chẳng khác nào đang sống cho cuộc đời của người khác, bởi vì tất cả những việc đang làm là chỉ để nhận lại sự công nhận của họ.

Hy vọng thay đổi được nội tại bên trong con người

Chắc hẳn nhiều người trong đây đã từng cố gắng để thay đổi người khác nhưng mà kết quả nhận lại là sự thất vọng. Khuyên nhủ rất nhiều lời hay ý tốt cho đứa bạn nhưng nó vẫn chứng nào tật ấy; giải thích cặn kẽ, chi tiết hết mức có thể nhưng đồng nghiệp vẫn không hiểu được hoặc không làm theo. Can ngăn hết nấc con cái đừng làm thế nọ thế kia nữa nhưng chẳng có tác dụng gì, phát cáu lên được, thậm chí mặc kệ nó thích làm gì thì làm.

Những lời nói, hành động mình làm đều xuất phát từ lòng "tốt" của mình nhưng bằng một cách nào đó họ lại không thể nhận ra được. Nhiều lúc còn phải suy nghĩ xem liệu có phải tất cả đang cố tình chống đối, mình càng nói nhiều càng đâm ra ghét rồi lại đi làm ngược lại những gì đã nói.

Rõ ràng những suy luận trên khá logic nhưng thật ra chưa hẳn là "đúng". Quan điểm của Adler (nhà tâm lý học Adler - cha đẻ của tâm lý học cá nhân) mọi chuyện không có đúng sai - tốt xấu mà chỉ có điều "thiện", mang tính tương đối cho mỗi người. Bất kể ai, khi làm một điều gì đó đều xuất phát từ lợi ích cho bản thân. Ví dụ tên trộm đột nhập vào nhà ăn cắp rất nhiều tiền, chúng ta thấy rõ ràng hành vi này là vi phạm pháp luật, dĩ nhiên tên trộm biết được điều đó, nhưng tại sao hắn lại vẫn làm? Đơn giản ăn cắp tiền là điều "thiện" của hắn, có tiền hắn sẽ làm được nhiều thứ mà hắn cho rằng có lợi cho bản thân như ăn uống, mua sắm...

Lời nói của bạn là điều "thiện" nhưng đối với người khác nó chưa chắc đã là "thiện", cho nên nếu không đủ thuyết phục hoặc không thấy được lợi ích trước mắt, ắt hẳn họ sẽ không làm theo. Hiểu được điều đó, dù cho những việc bạn làm có tốt đến đâu nhưng đối với quan điểm của đối phương nó không mang lại lợi ích thì cũng vô dụng.

Nhiều người có phương châm sống "nghĩ cho người khác", tức là bất kể làm gì đều đặt đối phương lên hàng đầu, lo lắng, quan tâm, dành những điều tốt đẹp nhất. Và nếu mục đích không phải để được thừa nhận, thì rõ ràng họ đang sống "cho người khác". Nhưng buồn thay, nếu như họ không coi sự quan tâm của bạn là điều "thiện" thì bản thân mình mới là người chịu nhiều thiệt thòi.

Nếu càng hy vọng hay cố gắng thay đổi người khác, bạn sẽ nhanh chóng nhận về sự thất vọng. Người càng thân thiết bao nhiêu, cảm giác tổn thương càng lớn bây nhiêu. Bạn sẽ sớm nhận ra không thể thay đổi được ai trừ khi họ muốn.  "Có thể đưa con ngựa ra tới tận bờ sông nhưng không thể bắt nó uống nước, nó chỉ uống khi khát".

Tổng kết

Trên đây là ba điều thường thấy để lại phiền muộn cho nhiều người nhất. Chúng đều bắt nguồn từ những mối quan hệ giữa người với người. Nếu không có người khác giỏi hơn, ta sẽ không bao giờ tự ti. Nếu đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, ta sẽ không phải cố gắng để được người khác công nhận. Nếu điều khiển được người khác làm theo ý mình, ta sẽ không bao giờ cảm thấy bất lực nữa...

Nhưng thực tế, rất khó nếu không muốn nói là không thể nào đạt được chúng. Vậy thì nếu đã biết nguyên nhân sâu xa của vấn đề, liệu có cách nào để khắc phục? Hay nói cách khác, làm sao để "chấp nhận" được phiền muộn, thậm chí xóa chúng ra khỏi tâm trí? Chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết tiếp theo nhé!

Cao cấp
Hello

Bí mật ngăn xếp của Blog

Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!

Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...