Tìm hiểu về require trong Node.js

Tìm hiểu về require trong Node.js

Tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Rust sinh ra để tái định nghĩa nhiều thứ. Trong đó chắc phải kể đến JavaScript. Từ đầu năm đến giờ các công cụ làm từ Rust mà để cho JavaScript dùng đếm sương sương cũng vài ba cái rồi. Mới đây nhất là Oxc.

    Oxc là một công cụ phân tích cú pháp (parser), kiểm tra lỗi (lint), định dạng (formatter), chuyển đổi (transformer), minifier... tất cả đều được viết bằng Rust, trong một công cụ duy nhất.

    Mặc dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng thử nhìn điểm hiệu năng của nó so với swc hoặc eslint mà xem 🫣

    » Xem thêm
  • Mấy hôm nay, à mà cũng không hẳn, do sự kiện WWDC vừa rồi nên Apple lại bị dân cư mạng mang ra bàn tán rằng rốt cục thì các tính năng AI của họ đang ở đâu? Trong khi các hãng khác đang lao mình vào việc mang AI lên thiết bị, phần mềm của họ thì Apple lại đang có vẻ... không quan tâm lắm.

    Thậm chí mới đây các nhà nghiên cứu của Apple cho rằng các mô hình LLM sẽ "sụp đổ hoàn toàn về độ chính xác" khi được đưa ra các vấn đề cực kỳ phức tạp. Chỉ ra rằng suy luận chỉ là huyễn hoặc thì ngay lập tức đã có nhiều bài phản bác nghiên cứu này. Một lần nữa cho thấy rằng Apple đang suy nghĩ điều gì với AI trên thiết bị của họ?

    Mình thì nghĩ đơn giản thôi, Apple có vẻ đang gặp khó khăn với việc tạo ra AI cho riêng họ. Tức là khó khăn ngay từ đoạn thu thập dữ liệu để đào tạo rồi. Họ luôn tỏ ra tôn trọng quyền riêng tư của người dùng nên chẳng lẽ lại lên mạng đi xào nấu dữ liệu ở khắp nơi, hoặc "chôm" dữ liệu dưới máy người dùng lên? Chắc chắn, họ cũng không muốn cung cấp thêm dữ liệu người dùng cho các bên thứ 3 như OpenAI.

    Nhưng nhờ những khó khăn này biết đâu họ lại tìm ra được hướng đi mới. Ai cũng chọn phần dễ thì gian khổ để phần cho ai 😁. À mình không phải là "fan" của Apple, chỉ là thấy cái nào phù hợp thì dùng thôi 🤓

    » Xem thêm
  • Người "nhạy cảm" với markdown đó là khi thấy một thư viện tạo khung soạn thảo mới là nhảy ngay vào xem nó có gì mới. Milkdown/milkdown là một ví dụ.

    Xem thử thì thấy ổn phết mọi người ạ. Vài nữa thử tích hợp vào opennotas xem sao. Mang tiếng là ứng dụng ghi chú hỗ trợ markdown cơ mà cái thư viện tiptap nó không chịu làm thêm phần hỗ trợ markdown 😩. Dùng thư viện ngoài thì vẫn chưa ngon cho lắm.

    » Xem thêm

Vấn đề

Node.js sử dụng CommonJS để triển khai hệ thống module và require là lệnh để yêu cầu sử dụng một module trong một file xác định. Chức năng cơ bản của require đó là nó sẽ đọc một file, thực thi và sau đó trả lại các đối tượng được exports.
Ví dụ một module như sau:

console.log("example.js");

const invisible = function () {
  console.log("invisible");
}

exports.message = "hi";

exports.say = function () {
  console.log(exports.message);
}

Khi đó:

var example = require('./example.js')
console.log(example);

Chúng ta sẽ thấy kết quả như là:

example.js
{
  message: "hi",  
  say: [Function]
}

Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng module.exports để exports ra một hàm hoặc một đối tượng mới.

Ví dụ:

module.exports = function () {
  console.log("hello world");
}

Khi đó

require('./example2.js')(); // return "hello world"

Một điều cần lưu ý là mỗi lần require một tệp đã được require trước đó, các đối tượng được exports sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm (cache) và sử dụng lại.

Ví dụ:

node> require('./example.js')
example.js
{ message: 'hi', say: [Function] }
node> require('./example.js')
{ message: 'hi', say: [Function] }
node> require('./example.js').message = "hey" // gán message thành "hey"
'hey'
node> require('./example.js') // lúc này chúng ta sẽ nghĩ require giống như là yêu cầu require mới lại file...  
example.js
{ message: 'hey', say: [Function] } // nhưng kết quả message đã bị gán thành "hey"

Như các bạn có thể thấy ở trên, example.js được require một lần duy nhất, sau đó tất cả các lệnh gọi require tiếp theo sẽ chỉ lấy ra trong bộ nhớ đệm, thay vì đọc lại tệp. Điều này đôi khi có thể tạo ra một số trường hợp không mong muốn như ở ví dụ trên khi chúng ta vô tình thay đổi các thuộc tính.

Các quy tắc về require có thể hơi phức tạp, nhưng có một số quy tắc chung đơn giản như là nếu tệp không bắt đầu bằng "./" hoặc "/", thì nó được coi là built-in module (core), hoặc là một phần phụ thuộc trong thư mục node_modules. Nếu tệp bắt đầu bằng "./" thì nó được coi là tệp với đường dẫn tương đối. Nếu tệp bắt đầu bằng "/", nó được coi là tệp với đường dẫn tuyệt đối.

Lưu ý: có thể bỏ qua đuôi ".js", require sẽ tự động thêm vào nếu cần.

Ngoài ra, nếu chúng ta require chỉ đến cấp thư mục nó sẽ tự động tìm file index.js, nếu không có sẽ gây ra một lỗi module không tồn tại.

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Ẩn danh1 năm trước

Cho tôi hỏi là có thể exports một hằng số được không

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống1 năm trước

Được bạn. Trong JavaScript/Node.js hầu như dữ liệu gì cũng có thể exports được bạn ạ.

Avatar
Trịnh Cường4 năm trước

Bài viết rất bổ ích.cảm ơn tác giả nhiều

Trả lời