Telegram và kênh gửi/nhận thông báo tức thì

Telegram và kênh gửi/nhận thông báo tức thì

Tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Đây là bài viết thứ 366, có nghĩa là mình đã duy trì được việc mỗi ngày một bài trong chuyên mục Threads 1 năm rồi đấy mọi người. Tuy rằng không phải ngày nào cũng viết vì nhiều hôm mình bận, quên thì hôm sau là lên bài bù, mục đích là để cam kết với độc giả, ấy vậy mà quay đi quay lại đã một năm trôi qua rồi. Nhanh thật 😃

    À mai, kia, ngày kìa nữa mình đi du lịch nên chắc không lên bài cho mọi người được. Về rồi mình lên sau nhé 😅. Cảm ơn!

    » Xem thêm
  • Hơn 1 tuần nay mình không đăng bài, không phải không có gì để viết mà đang tìm cách để phân phối nội dung có giá trị hơn trong thời đại AI đang bùng nổ mạnh mẽ như thế này.

    Như từ hồi đầu năm đã chia sẻ, số lượng người truy cập vào trang blog của mình đang dần ít đi. Khi xem thống kê, lượng người dùng trong 6 tháng đầu năm 2025 đã giảm 30% so với cùng kì năm ngoái, 15% so với 6 tháng cuối năm 2024. Như vậy một sự thật là người dùng đang rời bỏ dần đi. Nguyên nhân do đâu?

    Mình nghĩ lý do lớn nhất là thói quen của người dùng đã thay đổi. Họ tìm thấy blog chủ yếu qua các công cụ tìm kiếm, trong đó lớn nhất là Google. Gần 1/2 số lượng người dùng quay trở lại blog mà không cần thông qua bước tìm kiếm. Đó là một tín hiệu đáng mừng nhưng vẫn không đủ để tăng lượng người dùng mới. Chưa kể giờ đây, Google đã ra mắt tính năng AI Search Labs - tức là AI hiển thị luôn nội dung tổng hợp khi người dùng tìm kiếm, điều đó càng khiến cho khả năng người dùng truy cập vào trang web thấp hơn. Một điều thú vị là khi Search Labs được giới thiệu, thì các bài viết bằng tiếng Anh đã soán ngôi trong bảng xếp hạng truy cập nhiều nhất.

    Một bài viết của mình thường rất dài, có khi lên đến cả 2000 chữ. Mà để viết ra được một bài như thế tốn nhiều thời gian. Nhiều bài viết ra chẳng có ai đọc là điều bình thường. Mình biết và chấp nhận vì không phải ai cũng gặp phải vấn đề đang nói đến. Viết đối với mình như một cách để rèn luyện sự kiên nhẫn và cả tư duy. Viết ra mà giúp được cả ai đó là một điều tuyệt vời.

    Vậy nên mình đang nghĩ sẽ tập trung vào nội dung ngắn và trung bình để viết được nhiều hơn. Nội dung dài chỉ khi muốn viết chi tiết hoặc đi sâu về một chủ đề nào đó. Nên là đang tìm cách thiết kế lại trang blog. Mọi người cùng chờ nha 😄

    » Xem thêm
  • CloudFlare đã giới thiệu tính năng pay per crawl để tính phí cho mỗi lần AI "cào" dữ liệu trên trang web của bạn. Là sao ta 🤔?

    Mục đích của SEO là giúp các công cụ tìm kiếm nhìn thấy trang web. Khi người dùng tìm kiếm nội dung mà có liên quan thì nó hiển thị trang web của bạn ra kết quả tìm kiếm. Điều này gần như là đôi bên cùng có lợi khi Google giúp nhiều người biết đến trang web hơn, còn Google thì được nhiều người dùng hơn.

    Bây giờ cuộc chơi với các AI Agents thì lại khác. AI Agents phải chủ động đi tìm kiếm nguồn thông tin và tiện thể "cào" luôn dữ liệu của bạn về, rồi xào nấu hay làm gì đó mà chúng ta cũng chẳng thể biết được. Vậy đây gần như là cuộc chơi chỉ mang lại lợi ích cho 1 bên 🤔!?

    Nước đi của CloudFlare là bắt AI Agents phải trả tiền cho mỗi lần lấy dữ liệu từ trang web của bạn. Nếu không trả tiền thì tôi không cho ông đọc dữ liệu của tôi. Kiểu vậy. Hãy chờ thêm một thời gian nữa xem sao 🤓.

    » Xem thêm

Vấn đề

Telegram - một ứng dụng nhắn tin phổ biến rất nhiều người biết đến. Cá nhân sử dụng Telegram từ nhiều năm về trước, ngay từ lần đầu tiên dùng, Telegram đã chiếm trọn cảm tình vì giao diện đơn giản, tập trung vào gọi điện, nhắn tin, nhanh và hỗ trợ đa nền tảng.

Ngoài gọi điện, nhắn tin trao đổi đôi bên, Telegram còn có chức năng trò chuyện qua Nhóm (Group) hoặc Kênh (Channel). Group thì quá quen thuộc rồi, thêm nhiều người vào cuộc hội thoại để cùng nhau trò truyện. Còn Channel là nơi một người nói, vạn người nghe, tham gia vào một kênh để liên tục cập nhật thông tin mới nhất từ người chủ của kênh đó.

Một điều đặc biệt ở Telegram mà nhiều ứng dụng nhắn tin khác không có là hỗ trợ API. Tức là thay vì trò chuyện trực tiếp qua ứng dụng, có thể gọi API để tương tác với cuộc hội thoại, thậm chí là cả Grop hoặc Channel. Không quá ngạc nhiên khi Telegram sản sinh ra rất nhiều con "BOT" - khái niệm để chỉ người dùng không phải là người thật, mà chỉ được lập trình để thực hiện một tác vụ nào đó.

Là một ứng dụng nhắn tin miễn phí, hỗ trợ API, nhanh, không giới hạn dung lượng. Nếu có thể "biến" Telegram thành một kênh thông báo lỗi, theo dõi hệ thống, hay bất kỳ thông tin gì muốn gửi đi ngay lập tức cho nhiều người thì thật là hữu ích. Thật vậy, ngay từ những ngày đầu lập trình tôi đã tham gia vào nhiều hệ thống có sử dụng cảnh báo thông qua Telegram. Vì thế hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách tận dụng Telegram trở thành một kênh gửi nhận thông báo tức thì nhé.

Channel và BOT trong Telegram

Như đã nói Telegram có sẵn API và tài liệu cho việc tích hợp. Bạn đọc tham khảo Telegram APIs. Trong mục này, đáng chú ý là phần Telegram Bot API. Bởi vì sử dụng BOT là cách nhanh nhất để tương tác với Group hoặc Channel. Về cơ bản, bạn có thể điều khiển được BOT thông qua API để gửi tin nhắn. Nhưng để BOT gửi được tin nhắn, trước tiên phải thêm nó vào một nhóm chat hoặc kênh.

BOT có vai trò giống như một người thông thường, nó được tạo ra từ tài khoản người dùng. Khi được thêm vào Channel, BOT có thể gửi tin nhắn vào Channel thông qua API. Thông thường trong hệ thống cảnh báo chỉ cần một người nói và nhiều người nghe, điều này rất phù hợp với tính chất của Channel trong Telegram. Chỉ cần tạo một kênh, đặt tên cho nó, thêm tất cả những người muốn nhận thông báo nào, thêm BOT vào, cho nó quyền gửi tin nhắn và bắt đầu viết mã để BOT tự động gửi thông báo vào kênh.

Các bước thực hiện

Các bước thực hiện rất đơn giản. Bạn cần có một tài khoản Telegram.

Đầu tiên cần phải tạo ra một con BOT. Bấm vào @BotFather, chọn "Bắt đầu" rồi nhập vào khung chat /newbot và làm theo hướng dẫn để hoàn thành việc tạo BOT.

Telegram BotFather

Sau khi tạo BOT thành công bạn sẽ lấy được token của BOT, sao chép lại cất ở đâu đó.

Telegram BOT token

Tiếp theo thêm mới một kênh.

Tạo kênh mới

Thêm BOT vào channel bằng cách bấm vào Tên channel > Subscribers > Add Subscribers > Chọn BOT vừa tạo.

Tiếp theo cần lấy được id của kênh bằng cách vào Channel > Edit > Invite Links > Sao chép lại Invite Link.

Lấy Invite Link

Gửi địa chỉ vừa sao chép vào @username_to_id_bot để xem id của Channel. Chúng ta cần id của kênh để sử dụng trong API gửi tin nhắn.

Lấy ID kênh

id-1001828347283.

Vậy là xong. Bây giờ hãy thử gọi API sendMessage thử xem.

$ curl --location --request POST 'https://api.telegram.org/bot5907053822:AAHUed6Tp_XUqnweDYc8ghuZJihf6mtG_X0/sendMessage' \
--header 'Content-Type: application/json' \
--data-raw '{
    "chat_id": "-1001828347283",
    "text": "Hello World",
    "parse_mode": "html"
}'

{"ok":true,"result":{"message_id":3,"sender_chat":{"id":-1001828347283,"title":"2COFFEE DEMO","type":"channel"},"chat":{"id":-1001828347283,"title":"2COFFEE DEMO","type":"channel"},"date":1669134411,"text":"Hello World"}}

Ngay lập tức bạn sẽ thấy tin nhắn gửi đến kênh.

tin nhắn đầu tiên đến kênh

Tạo một hàm sendMessage để dùng trong dự án.

sendMessage(token: string, chatId: string, message: string) {
  return this.http.post({
    path: `/bot${token}/sendMessage`,
    data: {
      chat_id: chatId,
      text: message,
      parse_mode: "html",
    }
  });
}

Giới hạn API

Vì là một dịch vụ nhắn tin cho nên Telegram có một số giới hạn đối với BOT đối với API. Ví dụ như mỗi tài khoản người dùng không thể tạo quá 20 BOTs. Tránh gửi hơn 1 tin nhắn trong vòng 1 giây, tránh gửi quá 20 tin nhắn mỗi phút đến cùng một nhóm hoặc kênh...

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc tham khảo Bots FAQ hoặc Telegram Limits.

Cao cấp
Hello

5 bài học sâu sắc

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Trần Huy Hoàng2 năm trước

Oh cảm ơn đã chia sẻ một cách hay

Trả lời
Avatar
Tuan Nguyen2 năm trước

Đọc các bài viết của bạn từ hồi viết về EventLoop. Cảm ơn bạn về những kiến thức đã chia sẻ. Keep it up and enjoy your coffee!

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống2 năm trước

Cảm ơn, đọc đc bình luận của bạn mình rất vui. Hy vọng bạn tiếp tục ủng hộ mình trong tương lai 😄