Tản mạn về câu chuyện chạy bộ

Tản mạn về câu chuyện chạy bộ

Tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Rust sinh ra để tái định nghĩa nhiều thứ. Trong đó chắc phải kể đến JavaScript. Từ đầu năm đến giờ các công cụ làm từ Rust mà để cho JavaScript dùng đếm sương sương cũng vài ba cái rồi. Mới đây nhất là Oxc.

    Oxc là một công cụ phân tích cú pháp (parser), kiểm tra lỗi (lint), định dạng (formatter), chuyển đổi (transformer), minifier... tất cả đều được viết bằng Rust, trong một công cụ duy nhất.

    Mặc dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng thử nhìn điểm hiệu năng của nó so với swc hoặc eslint mà xem 🫣

    » Xem thêm
  • Mấy hôm nay, à mà cũng không hẳn, do sự kiện WWDC vừa rồi nên Apple lại bị dân cư mạng mang ra bàn tán rằng rốt cục thì các tính năng AI của họ đang ở đâu? Trong khi các hãng khác đang lao mình vào việc mang AI lên thiết bị, phần mềm của họ thì Apple lại đang có vẻ... không quan tâm lắm.

    Thậm chí mới đây các nhà nghiên cứu của Apple cho rằng các mô hình LLM sẽ "sụp đổ hoàn toàn về độ chính xác" khi được đưa ra các vấn đề cực kỳ phức tạp. Chỉ ra rằng suy luận chỉ là huyễn hoặc thì ngay lập tức đã có nhiều bài phản bác nghiên cứu này. Một lần nữa cho thấy rằng Apple đang suy nghĩ điều gì với AI trên thiết bị của họ?

    Mình thì nghĩ đơn giản thôi, Apple có vẻ đang gặp khó khăn với việc tạo ra AI cho riêng họ. Tức là khó khăn ngay từ đoạn thu thập dữ liệu để đào tạo rồi. Họ luôn tỏ ra tôn trọng quyền riêng tư của người dùng nên chẳng lẽ lại lên mạng đi xào nấu dữ liệu ở khắp nơi, hoặc "chôm" dữ liệu dưới máy người dùng lên? Chắc chắn, họ cũng không muốn cung cấp thêm dữ liệu người dùng cho các bên thứ 3 như OpenAI.

    Nhưng nhờ những khó khăn này biết đâu họ lại tìm ra được hướng đi mới. Ai cũng chọn phần dễ thì gian khổ để phần cho ai 😁. À mình không phải là "fan" của Apple, chỉ là thấy cái nào phù hợp thì dùng thôi 🤓

    » Xem thêm
  • Người "nhạy cảm" với markdown đó là khi thấy một thư viện tạo khung soạn thảo mới là nhảy ngay vào xem nó có gì mới. Milkdown/milkdown là một ví dụ.

    Xem thử thì thấy ổn phết mọi người ạ. Vài nữa thử tích hợp vào opennotas xem sao. Mang tiếng là ứng dụng ghi chú hỗ trợ markdown cơ mà cái thư viện tiptap nó không chịu làm thêm phần hỗ trợ markdown 😩. Dùng thư viện ngoài thì vẫn chưa ngon cho lắm.

    » Xem thêm

Vấn đề

Ngày hôm qua, tôi vừa tái khởi động lại công cuộc thử sức "bền" trong chạy bộ của mình. Bởi vì thường vào các ngày cuối tuần, tôi có nhiều thời gian để chạy hơn, hôm qua tôi dành ra hơn 1 giờ đồng hồ chỉ để chạy, chạy và chạy...

Thi thoảng trong tuần, sau khi đi làm về, nếu có thời gian và thể lực tốt thì tôi sẽ chạy 3-5km trong khoảng 30 phút. Thói quen này tôi đã duy trì nhiều tháng nay. Những ngày đầu, tôi chạy được 3-4 lần mỗi tuần, sau đó thì giảm xuống còn có 1-2 lần mỗi tuần. Hà Nội dạo này mưa, rét và bụi lắm.

Hôm qua tôi đã chạy được 11km liên tục không nghỉ một phút nào. Cũng như bao lần khác, tôi phải đấu tranh tư tưởng giữa việc dừng lại hay là chạy tiếp với chính mình. Và kết quả là như bạn đã thấy!

11km chưa là gì so với những "chân đua" nghiệp dư, khi họ có thể chạy 42km trong vòng vài giờ, trong khi tôi đơn thuần là người chạy bộ vì sức khỏe (nhưng mà nếu chạy được Marathon thì cũng tuyệt lắm đấy). Một suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu là sao không chia sẻ cảm nghĩ của mình về môn chạy bộ với độc giả của 2coffee.dev? Vì thế ngày hôm nay, tôi sẽ nói về trải nghiệm của mình đối với bộ môn này, bài học mà tôi rút ra được, và cả tính thực tiễn của chạy.

Tại sao lại chạy?

Dĩ nhiên rồi, không ai tự nhiên mà lại đi chạy bộ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến một người quyết định chạy, như là vì sức khỏe, chạy để thi đấu, để tham gia nhiều cuộc thi, vượt lên chính mình... Nhưng bạn biết không, lần đầu tiên tôi chạy chỉ đơn giản là tham gia một thử thách.

Khi đó ở công ty, tôi may mắn góp mặt trong tổ chức "công đoàn" của khối công nghệ, nhiệm vụ của công đoàn là tổ chức hoạt động trong khối, có thể kể đến như là ăn uống, hát hò, sinh nhật, các ngày lễ lớn... Chính vì như thế, chạy bộ cũng là một sự kiện mà công đoàn tổ chức cho tất cả mọi người tham gia, thử thách lúc này là chạy tối thiểu 21km trong vòng 1 tháng. Những ai tham gia thử thách mà đạt chỉ tiêu thì sẽ được thưởng một phần quà gì đấy.

Thế là tôi tham gia chạy, và may mắn được nhận phần thưởng. Gần nhà lúc đó có một đoạn đường vắng bằng phẳng, nếu hoàn thành hết một vòng con đường đó thì cũng rơi vào khoảng 5-7km. Nếu bạn hỏi trải nghiệm về lần đầu chạy của tôi như thế nào thì tôi rất sẵn lòng, vì nó thật khó quên.

Ngày đầu tiên, tôi tin là mình phải chạy được vài cây số là ít, với khí thế hừng hực lúc đó thì khó mà bảo đổ nước là dập tắt được. Tôi buộc dây giày rất cẩn thận, dậm chân tại chỗ để khởi động và... bắt đầu. Trên tay có đeo chiếc vòng thông minh, theo dõi được việc luyện tập, chỉ mới 500m thôi mắt tôi đã tối xầm lại, tim đập thình thịch, thở hổn hển, mồ hôi túa ra, chân thì đau, không muốn nhấc lên để chạy nữa... và thế là tôi dừng lại, đi bộ một lúc cho cơ thể về trạng thái bình thường rồi chạy về. Nhớ không nhầm thì ngày đầu tiên, tôi chỉ chạy được hơn 1km.

Những ngày sau đó, tôi vẫn tiếp tục chạy với mong muốn đạt được con số 21km kia. Chạy nhiều thì cơ thể cũng thích nghi tốt hơn một chút, cứ thế ngày 2km, 3km, rồi 5km... dần dần con số 21 đã vượt qua. Nếu nhớ không nhầm, sau một tháng số km mà tôi chạy được rơi vào khoảng 23km.

Lấy động lực từ đâu?

Với những gì vừa trình bày bên trên, dễ thấy động lực xuất phát từ cuộc thi và phần thưởng. Giả sử chỉ vì cuộc thi thôi thì có thể bỏ cuộc bất kì lúc nào vì sự đớn đau của thể xác. Nhưng cộng thêm với phần thưởng thì nó lại khác, bản thân phải cố gắng lên thay vì suy nghĩ tại sao mình lại phải chạy.

![Nhận thưởng](tan-man-ve-cau-chuyen-chay-bo_nhan-thuong =1200x900)

Sau khi kết thúc thử thách, nhận xong phần thưởng thì tôi không chạy nữa. Mặc dù con đường vẫn còn đấy nhưng nó lại không khiến tôi nhìn vào mà tự nhắc nhở bản thân phải chạy nữa. Sau đó không lâu thì tôi chuyển đến ở nơi khác, vị trí này không còn con đường tuyệt đẹp như xưa nữa, thay vào đó là kẹt xe, ồn ào và khói bụi.

Tưởng cuộc hành trình chạy nhảy đến đây là kết thúc thì mọi chuyện thay đổi, vài tháng trở lại đây, tôi lại chuyển đến nơi ở mới. Chỗ này thì tuyệt vời, có đường chạy sạch sẽ, có cây cối, ít xe cộ, và đặc biệt là có nhiều người cùng chí hướng. Tôi chợt nghĩ mình sẽ tái khởi động lại sự nghiệp chạy như ngày nào.

Vài tuần sau đó, khi nhận thấy sự xuống cấp của sức khỏe (chắc do ngồi máy tính nhiều quá và ít vận động), tôi tự nhủ lúc này mà không chạy thì còn khi nào nữa chứ. Không chần chừ, tôi đặt một đôi giày mới, cái quần, cái áo để mặc sao cho thoải mái. Buổi chạy đầu tiên cuối cùng cũng diễn ra, vì đã có kinh nghiệm cho nên tôi lường trước được những vấn đề có thể xảy đến với mình như chấn thương, đau cơ, mệt mỏi... từ đó đưa ra cách điều chỉnh sao cho hợp lý.

Khi chạy được một thời gian, tôi thường xuyên trao đổi tiến độ chạy của mình với đồng nghiệp trong công ty. Gặp một vài người cùng sở thích thì thành lập một nhóm chuyên để chạy, hoặc có hoạt động liên quan đến thể thục thể thao thì cũng mời vào nhóm. Trong nhóm đó, mọi người cùng nhau chia sẻ thành tích trong ngày. Thử tưởng tượng trong khi nhiều người đang hớn hở vừa chống đẩy được 50 cái, nhảy dây được 200 vòng, chạy được 6km... thì lúc đó bản thân mình cần phải làm gì?

Như vậy, động lực để chạy mà tôi rút ra được là tham gia thử thách, nâng cao sức khỏe, đồng thời không thể không nhắc đến các yếu tố tác động bên ngoài như là: tạo cho mình môi trường để thúc đẩy bản thân, tìm một nơi ở thuận lợi cho việc chạy, và cả cam kết tham gia cùng mọi người.

Chia sẻ về kỹ thuật chạy

Về khoản này, bạn đọc có thể tham khảo trên mạng hoặc theo dõi một "huấn luyện viên" mà bạn thích để xem họ dạy như thế nào, bởi vì mỗi người lại cho một lời khuyên khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì bao gồm tư thế chạy và nhịp thở.

Thẳng lưng, giữ mắt nhìn về phía trước, tay đánh sát hông một cách nhẹ nhàng, chân tiếp đất theo thứ tự từ mũi đến gót chân. Cố gắng thở theo nhịp, ví dụ nhịp 3/2 cho khởi động, 2/2 khi tăng tốc và 2/1 khi cần nhiều ô-xi hơn. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng là cách tốt để giữ nhịp, nên nhớ hãy giữ nhịp thở không quá nhẹ cũng không quá mạnh để tránh thiếu o-xi hoặc mất sức. Một quy tắc nữa là hít thật sâu nhưng thở thật nông.

Đừng quên sắm cho mình một đôi giày chuyên để chạy bộ. Đôi giày tốt sẽ bảo vệ chân của bạn đồng thời trợ lực trong khi chạy, tránh mất nhiều sức. Nếu tập luyện với cường độ cao hãy mang theo khăn hoặc băng đô để thấm mồ hôi.

Khởi động trước khi chạy là điều hết sức quan trọng. Trước đây, do chưa hiểu hết lợi ích của khởi động cho nên tôi thường bỏ qua giai đoạn này, đổi lại là dễ xảy ra chấn thương hơn, do các bó cơ chưa được giãn ra để kịp thích ứng. Chấn thương thường thấy nhất đó là đau bàn chân, cổ chân, đầu gối và khớp háng... Vì thế hãy dành ra ít nhất 10 phút để tập các bài giãn cơ. Các bài tập này thì rất là nhiều, bạn đọc có thể tham khảo trên mạng để tìm ra động tác phù hợp với mình.

Sau khi chạy xong cũng cần giãn cơ và bù đủ nước cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị cho lần chạy sau. Nếu có thể, hãy đầu tư thêm chiếc vòng tay hoặc đồng hồ thông minh để theo dõi quá trình tập luyện. Các thiết bị này còn có thể đưa ra cảnh báo chấn thương nếu bạn đang tập luyện quá sức, từ đó giúp giảm sự cố đáng tiếc cho bản thân.

Những thay đổi về cơ thể và cả tư duy

Sức bền có thể nói là thay đổi rõ rệt. Nếu như so với những ngày đầu tiên chạy chỉ được 500m là đã không muốn chạy nữa thì giờ đây khoảng cách đó đã được nâng lên đáng kể. Đối với cá nhân tôi thì sau 2km -> 5km là lúc mà tiếng nói bỏ cuộc trong đầu tôi hiện lên với tần suất dày đặc nhất.

Cảm giác thích nhất trong khi chạy là tự mình phải đấu tranh với mình. Trong khi một suy nghĩ khuyên ta nên dừng lại và nghỉ ngơi đi thì một giọng nói khác trấn át lại nó: Cố lên, chỉ cần thêm mấy trăm mét nữa thôi là kỉ lục bị phá vỡ... cứ thế mỗi lần chạy là một cuộc chiến nội tâm không kém gì bộ phim hay nhất mà bạn từng xem.

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài rèn luyện sức khỏe thì chạy bộ còn giúp chúng ta giảm được "stress". Nếu đang cảm thấy đầu óc không đủ minh mẫn, nhiều vướng bận hay chưa nghĩ được ra cách giải quyết công việc thì hãy chạy. Bản thân tôi đã chiêm nghiệm và thấy nghiên cứu hoàn toàn đúng.

Hãy buộc dây giày thật chặt và sải bước chân thật dài

![Hãy buộc dây giày thật chặt và sải bước chân thật dài](tan-man-ve-cau-chuyen-chay-bo_buoc-day-giay =1200x900)

Khi đọc đến đây, tôi tin rằng bạn là một "chân chạy" chân chính, hoặc cũng có thể là một người đang muốn tìm nguồn cảm hứng để bắt đầu. Nếu đã chạy lâu năm, có thể bạn có rất nhiều kinh nghiệm cần chia sẻ. Vì thế hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để cho tôi và mọi người học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu từ bạn.

Còn nếu là một người mới, còn chưa biết bắt đầu từ đâu, thì hy vọng những chia sẻ vừa rồi giúp cho bạn hình dung ra được những thay đổi của tôi sau khi chạy được một thời gian, lợi ích về sức khỏe và cả tinh thần. Hãy biến việc chạy thành một thói quen, buộc dây giày thật chặt và sải bước chân thật dài.

Nếu cần tìm kiếm một người đồng hành, bạn đọc có thể tải ứng dụng Runkeeper về và kết nối với tôi thông qua cái tên "Xuân Hoài Tống" với ảnh đại diện là một chú mèo với biểu cảm như bị đánh thức dậy trong khi đang ngủ nướng.

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (1)

Nội dung bình luận...
Avatar
Ẩn danh1 năm trước

Lắng nghe cơ thể mình cũng rất quan trọng, mình bị IT Band khi cố chạy 15km.

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống1 năm trước

😨 bị cái đó có chữa được ko bạn? Đúng là cần phải chạy trong khả năng của mình nữa, quá sức thật là nguy hiểm.