Dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu thường phải được chuẩn hóa để giảm dung lượng và tăng tốc độ truy vấn, Vì thế sau khi lấy ra thường phải qua nhiều phép biến đổi dữ liệu thì mới có thể dùng để xử lý logic tiếp được.
Lập trình FE, đặc biệt là lập trình dựa trên những Framework hiện đại như Angular, React, Vue... việc tạo ra những đối tượng để lưu trạng thái (state) của ứng dụng đòi hỏi khả năng xử lý dữ liệu nhiều hơn nữa. Bởi vì những trạng thái này là thay đổi liên tục phụ thuộc vào logic hiển thị và thao tác người dùng.
Những dữ liệu trên thông thường được lưu trữ trong Object hay Array, chính vì thế kể từ ES5 tung ra bộ ba map
, filter
và reduce
để giúp chúng ta xử lý dữ liệu mảng một cách hữu ích hơn rất nhiều.
Hàm map
duyệt qua mảng, và trả về một mảng có số lượng phần tử bằng đúng với số lượng phần tử mảng ban đầu. Các phần tử được trả về thông qua return
.
Ví dụ:
const arr = [1, 2, 3];
const arr2 = arr.map(function (item) {
return item + 1;
});
// [2, 3, 4]
Hàm filter
cũng duyệt qua mảng, trả về một mảng mới với các phần tử thỏa mãn một điều kiện true/false.
Ví dụ:
const arr = [1, 2, 3];
const arr2 = arr.map(function (item) {
return item > 1;
});
// [2, 3]
Reduce duyệt qua mảng, thực hiện tính toán trong hàm callback.
Ví dụ:
const arr = [1, 2, 3];
const sum = arr.reduce(function(accumulator, currentValue) {
return accumulator + currentValue;
}, 0);
reduce
là hàm nâng cao nên độ khó cao hơn khi bắt đầu. Tuy nhiên bạn có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo chúng thông qua một vài ví dụ tại Reduce Syntax.
Cú pháp đầy đủ của reduce
là:
reduce((accumulator, currentValue, currentIndex, array) => {
/* … */
}, initialValue)
Với accumulator
là giá trị tích lũy, giá trị tích lũy ban đầu sẽ bằng initialValue
, currentValue
là phần tử trong mảng ở lần lặp hiện tại, tương tự currentIndex
là vị trí phần tử và array
là mảng ban đầu. initialValue
là giá trị khởi tạo.
Đầu ra của map
và filter
luôn luôn là một mảng, chính vì thế nếu thấy chúng xuất hiện thì chắc chắn đầu ra phải là một thứ "có thể lặp". Điều này rất quan trọng, vì nó giúp tạo nên tính cam kết và khả năng liền mạch trong khi kết hợp nhiều hàm với nhau khi xử lý.
const arr = [];
arr.map().filter().map()...
Bạn có thể dùng ngay filter
ngay sau map
mà không lo lắng rằng kết quả của map
trả về null
, undefined
... bất kì thứ gì đó mà "không thể lặp" qua.
Có rất nhiều trường hợp bạn cần dùng đến bộ 3 này, khi nào cần biến thêm/thắt hay thay đổi thuộc tính trong mảng thì dùng map
, khi nào cần lọc dữ liệu trong mảng thì dùng filter
còn khi nào muốn trả về một kết quả cần tổng hợp từ mảng thì dùng reduce
.
Tóm lại là khi làm việc với dữ liệu là mảng thì hãy nghĩ đến bộ ba này đầu tiên, dần dần bạn sẽ biết cách dùng thành thạo. Điều này giúp bạn viết ra đoạn mã ngắn gọn hơn.
Một số trường hợp tiêu biểu mình sử dụng là trong xử lý dữ liệu nhận từ API.
Dữ liệu nhận từ API về là dữ liệu "thô", gọi như thế bởi vì cần qua một vài bước xử lý nữa thì mới thành dữ liệu "chuẩn" để hiển thị lên trang web được, lúc đó chúng ta có thể sử dụng map
, filter
hoặc reduce
để thêm, bớt, sửa đổi hay lọc dữ liệu trong mảng.
Thứ hai là dữ liệu được lấy ra trong cơ sở dữ liệu (database). Đây là dữ liệu được tối ưu hóa để lưu trữ vì thế trong lúc xử lý những logic bạn vẫn cần phải thêm thắt nhiều nữa mới ra dữ liệu chuẩn. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là định dạng lại dữ liệu trả về cho client thông qua API.
Thứ ba là dữ liệu tạo ra để phục vụ cho mục đích xử lý logic. Loại dữ liệu này được tạo ra trong quá trình xử lý logic của bài toán nào đó. Trong quá trình tính toán thì việc biến đổi dữ liệu có thể xảy ra thường xuyên. Việc vận dụng map
, filter
và reduce
thành thạo có thể giúp bạn xử lý vấn đề với số lượng mã ít hơn.
Ngoài ra, có rất nhiều hàm mà Javascript cung cấp khi thao tác với mảng như find
, findIndex
, indexOf
... Những hàm này hoàn toàn có thể thay thế bởi bộ ba map
, filter
và reduce
. Tuy nhiên nếu có thể hãy sử dụng chúng để tăng tính minh bạch cho mã.
Bộ ba map
, filter
và reduce
là trợ thủ đắc lực khi làm việc với dữ liệu mảng. Biết cách vận dụng chúng phù hợp giúp bạn giảm được thời gian viết mã đồng thời giúp mã ngắn gọn hơn.
Bí mật ngăn xếp của Blog
Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!
Đăng ký nhận thông báo bài viết mới
Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.
Bình luận (0)