Review một số phương pháp pha chế cà phê mà tôi đã thưởng thức

Review một số phương pháp pha chế cà phê mà tôi đã thưởng thức

Threads
  • Tuôi" để ý là cứ đợt nào ham đọc cái là lại lười viết, tuần nay tuôi đang đọc một lúc 3 cuốn, à phải là đọc 2 và nghe 1.

    Cuốn sách ám ảnh nhất đến thời điểm hiện tại: Đại dương đen - thuật lại 12 câu chuyện của 12 người mắc bệnh trầm cảm. Thần kinh vững, nhưng mới đọc 2 câu truyện đầu thôi mà cảm giác ngộp thở, bứt rứt thật khó tả 😰

    Câu chuyện tiếp theo đó thì mang lại cảm giác dễ thở hơn vì họ kiểm soát được bản thân. Nhưng sang tiếp câu chuyện thứ 4, thứ 5 thì lại như một có một bàn tay siết họng mình lại. Không thể nhắm mắt mà nghe được á, có gì đó rất đáng sợ.

    Một câu mà mình cảm thấy ám ảnh nhất là khi ba mẹ của người mắc trầm cảm luôn miệng hỏi tại sao con lại như thế mỗi khi sắp lên cơn và gào thét. Họ chỉ đành bất lực trả lời là "Làm sao mà con biết! Cũng giống như hỏi một người bị ốm là tại sao lại ốm? Làm sao mà biết được chứ! Có ai muốn đâu!".

    » Xem thêm
  • Mistral.ai là một công ty AI có trụ sở tại Pháp, được biết đến với nhiều mô hình ngôn ngữ lớn Mistral. Mới đây họ vừa ra mắt thêm một số mô hình có kích thước siêu lớn, siêu mạnh... Nhưng tạm khoan nói đến vì Mistral Chat cũng vừa được ra mắt với nhiều tính năng hay ho tương tự như Chat GPT mà lại miễn phí 😇

    » Xem thêm
  • Qwen2.5-Coder-32B đang là tâm điểm của sự chú ý khi điểm số của nó đánh bại cả GPT-4o hay kể cả là Claude Sonet 3.5. Điều đáng chú ý là nó là mã nguồn mở. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể kéo models về máy và chạy cục bộ dưới máy tính của mình. Nhưng...

    Để chạy được mô hình thì GPU máy tính phải đạt cấp độ quái vật. Cụ thể trong một bài đăng của người dùng thử nghiệm Qwen2.5-Coder-32B trên GTX 3090 thì tốc độ tối đa models cho ra nằm ở mức hơn 30 tokens/s.

    Hy vọng vài nữa sẽ có một bên như Groq hay SambaNova dựng lên để "kiểm thử" hiệu năng con chip của họ, và quan trọng hơn hết là cho anh em dùng "chùa" thì hay biết mấy 🫣

    Tham khảo: Qwen2.5-Coder-32B is an LLM that can code well that runs on my Mac

    » Xem thêm

Vấn đề

Là một tín đồ của cà phê, tôi không mấy khi ngại thưởng thức những chế tác được tạo ra từ chúng. Chính vì thế trong suốt hơn 4 năm, tôi đã nếm cũng như tự mình học cách pha chế ra những ly cà phê theo rất nhiều phương pháp được chia sẻ. Có loại chỉ uống lần đầu là thấy hợp "gu", có thể uống hàng ngày, cũng có loại chỉ uống để thưởng thức, phải thi thoảng mới uống lại vì cảm thấy nó không thực sự dành cho mình.

Bài viết ngày hôm nay sẽ tổng hợp lại các phương pháp pha chế mà tôi đã và đang sử dụng hàng ngày. Để cho bạn thấy rằng văn hóa cà phê rất phong phú và đa dạng (chắc điều này chỉ dành cho những người mới chơi như tôi :D), ngoài danh sách dưới đây còn rất nhiều phương pháp nữa nhưng mà tôi chưa có điều kiện để thử, hy vọng rằng sau này sẽ có dịp để thưởng thức chúng.

Các phương pháp

Phin truyền thống

![Phin truyền thống](review-mot-so-phuong-phap-pha-che-ca-phe-ma-toi-da-thuong-thuc_phin =1200x900)

Phải rồi, chắc chắn phin truyền thống sẽ là khởi đầu của rất nhiều người, trong đó có tôi.

Với dụng cụ và nguyên liệu tương đối dễ tìm, chỉ cần có một chiếc phin, cà phê xay sẵn và ít nước sôi, bạn đã có thể tự pha cho mình một ly cà phê đậm đà. Ngoài ra, khi thêm ít sữa và chút đá thì có ngay ly sữa đá thơm ngon tuyệt vời, tạo nên một nét đặc trưng rất riêng về văn hóa cà phê Việt Nam.

Phải nói cà phê đen của Việt Nam rất đậm, tôi chuyển qua uống phin sữa đá sau một thời gian chán uống cà phê hòa tan, bởi vì lúc đó mình nghĩ cần một loại cà phê mạnh hơn, đủ để mình tỉnh táo suốt cả ngày làm việc. Phin sữa đá theo tôi một thời gian dài trước khi tôi phát hiện ra cách pha mới: V60.

V60

![V60](review-mot-so-phuong-phap-pha-che-ca-phe-ma-toi-da-thuong-thuc_v60 =1200x900)

Tôi được nhiều người tiêm vào đầu một loại cà phê nhẹ như uống trà, có vị chua nhẹ mà rất thơm. Thoạt đầu tôi nghĩ đã là cà phê thì phải đắng chứ sao lại chua được, định kiến đó đã tan biết khi tôi biết đến phương pháp V60.

Đặc trưng của phương pháp này là cần một dụng cụ như chiếc phễu, người ta thường tạo ra những chiếc phễu có góc 60 độ trỏ xuống dưới nên đôi khi được gọi là phễu V60. Một tờ giấy lọc, một ấm nước nóng và tốt nhất là ấm cổ ngỗng để kiểm soát được lượng nước rót ra khỏi ấm.

Khi pha chế, người ta thường phải rót nước nhẹ nhàng và đều tay để nước đi xuống phễu, xuyên vào lớp cà phê, ngấm qua giấy lọc để hạn chế cặn và dầu, rồi hứng cà phê chảy ra bằng một chiếc bình thủy tinh. Phương pháp này đòi hỏi nhiều kĩ năng của người pha chế, từ khâu xay hạt đến khâu rót nước, nếu rót lâu quá cà phê cho ra có thể bị đắng, ngược lại nước chảy nhanh quá cà phê có thể bị chua và nhạt, tương tự như cỡ xay cũng ảnh hưởng đến chất lượng. Thời gian để chiết xuất tốt nhất là cỡ hơn 2 phút đến dưới 3 phút rưỡi.

Cà phê pha chế bằng phương pháp này đến bây giờ vẫn được tôi sử dụng hàng ngày. Thứ nhất vì mùi vị của nó rất thơm mà còn nhẹ nhàng, toát lên vị chua của trái cây và có chút ít vị đắng của cà phê, một ly cà phê rất thích hợp cho buổi sáng sớm trước khi bắt tay vào công việc. Thứ hai là nó tốn ít thời gian pha chế để cho ra một "mẻ" cà phê chất lượng. Bù lại, bạn cần trau chuốt cho mình kĩ năng rót nước để tạo ra được hương vị như ý.

Espresso

![Espresso](review-mot-so-phuong-phap-pha-che-ca-phe-ma-toi-da-thuong-thuc_espresso =1200x900)

Espresso là một loại cà phê nổi tiếng có nguồn gốc từ Ý, trong đó một lượng nhỏ nước sôi được nén với áp suất khi đi qua lớp cà phê xay mịn để cho ra một tách cà phê đậm đà hương vị.

Mùi vị của Espresso rất khác so với phin truyền thống, có thể phụ thuộc vào loại cà phê bạn sử dụng nữa nhưng đặc trưng của Espresso là có một lớp Crema béo ngậy ở lớp trên cùng của cà phê. Khi uống, Espresso toát ra một vẻ béo ngậy mà vẫn dậy vị đắng không quá dày, đôi khi còn hơi chua và có hậu vị ngọt.

Nhược điểm là muốn uống loại cà phê này đôi khi bạn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để sắm cho mình một chiếc máy pha chế, hoặc nếu "to tay" thì có thể mua dụng cụ pha chế thủ công với giá "rẻ" hơn mà vẫn cho ra ly cà phê chất lượng.

Thú thật, khi thưởng thức ly Espresso đầu tiên tôi cảm thấy nó rất chua chát và nghĩ rằng mình không thể uống tiếp được lần nữa. Quả thật là như vậy, bây giờ tôi đã uống lần thứ bao nhiêu mà không thể nhớ được nữa.

Latte

![Latte](review-mot-so-phuong-phap-pha-che-ca-phe-ma-toi-da-thuong-thuc_latte =1200x900)

Cà phê Espresso pha thêm sữa tươi được đánh xốp sẽ tạo nên một thức uống tuyệt hảo khác gọi là Latte.

Nếu Espresso là quá "chua chát" đối với bạn thì Latte lại mang đến một hương vị hết sức quyến rũ. Khi uống, bạn có thể cảm nhận được vị béo của sữa tươi và hương cà phê rất nhẹ nhàng mà không bị đắng. Latte rất thích hợp cho một buổi chiều đầy năng động.

Cool Brew

![Cool Brew](review-mot-so-phuong-phap-pha-che-ca-phe-ma-toi-da-thuong-thuc_cold-brew =1200x900)

Người ta thường nói ngày hè không có gì sánh bằng việc uống một ly nước mát, và nếu là cà phê, khó có gì cưỡng lại được Cool Brew.

Cool Brew là một phương pháp ngâm ủ hạt cà phê xay nhỏ vào trong nước lạnh, chỉ cần ủ khoảng hơn 8 giờ trong tủ lạnh là bạn đã có thể thưởng thức một thức uống ngày hè.

Về mùi vị, Cool Brew mang lại cảm giác nhẹ nhàng như V60 nhưng ở "chế độ" lạnh. Nhiều người nói thế tại sao không V60 ra rồi thêm đá vào? Đơn giản vì nếu thêm đá, ly cà phê của bạn sẽ bị nhạt đi rất nhiều và không còn giữ được mùi vị ban đầu nữa. Nếu muốn uống lạnh mà vẫn giữ được vị vốn có, bạn có thể thử phương pháp này.

French Press

![French Press](review-mot-so-phuong-phap-pha-che-ca-phe-ma-toi-da-thuong-thuc_french-press =1200x900)

Nếu V60 đòi hỏi kĩ năng rót nước thượng thừa, Cool Brew thì cần thời gian ngâm ủ thì French Press lại...chẳng cần những thứ như thế.

Đây là một phương pháp pha chế hết sức đơn giản, bạn chỉ cần một chiếc bình hỗ trợ pha chế, xay nhỏ cà phê bỏ vào bình rồi rót nước nóng vào khuấy đều, đợi 3 phút từ từ nhấn pít-tông xuống để tách cặn cà phê ra khỏi nước, rót ra ly rồi thưởng thức.

Cà phê bằng cách này có một mùi vị rất đặc trưng, nó nặng hơn V60 mà nhẹ hơn pha phin truyền thống, thích hợp cho ai "chê" V60 nhạt mà phin thì quá đậm. Bản thân tôi chỉ uống French Press để trải nghiệm chứ không thực sự thích lắm, vì gu của tôi là một loại cà phê nhẹ nhàng hơn.

Americano

![Americano](review-mot-so-phuong-phap-pha-che-ca-phe-ma-toi-da-thuong-thuc_americano =1200x900)

Espress quá đậm mà lại không thích uống sữa? Đã có Americano.

Về bản chất, chỉ cần đổ một ly Espresso vào cốc nước đá theo tỉ lệ tùy ý là bạn đã có một cốc "nước" vị cà phê. Việc hòa tan cà phê vào một lượng lớn nước đủ để làm giảm độ đậm của cà phê xuống mà vẫn giữ được hương vị. Ngoài ra Americano rất thích hợp cho buổi trưa sau khi thức giấc mà bạn cần một thức uống đủ mạnh để tỉnh táo.

Đôi khi tôi vẫn pha Espresso với nước. Thứ nhất nó sẽ làm giảm đi vị đắng, thứ hai tôi sẽ có nhiều nước hơn để uống. Tuy vậy, Americano vẫn giữ lại được mùi thơm của cà phê chứ không hoàn toàn làm nó biến mất.

Pipamoka

![Pipamoka](review-mot-so-phuong-phap-pha-che-ca-phe-ma-toi-da-thuong-thuc_pipamoka =1200x900)

Cuối cùng, Pipamoka không phải là một dụng cụ, nó là một phương pháp. Nói như thế bởi vì bạn cần một dụng cụ pha chế gọi là Pipamoka và hương vị cà phê cho ra khá là đa dạng.

Cà phê xay nhỏ được cho vào một cái lõi hình trụ, thả vào trong cốc rồi xoáy dần dần. Áp suất tạo ra bởi dòng nước sẽ chiết suất ra hương vị của cà phê.

Tùy thời gian ngâm ủ và cỡ xay của hạt mà chúng ta có mức độ đậm nhạt xoay quanh phương pháp pha V60. Ưu điểm của phương pháp này là rất nhanh và không đòi hỏi nhiều kĩ năng, tất cả những gì bạn cần làm là xay cà phê và xoay bình. Pipamoka thường theo tôi mỗi khi có công việc đột xuất, vì chỉ cần một ít nước sôi là đã có thể pha chế cà phê bất kì lúc nào.

Tổng kết

Ngoài những phương pháp trên, còn rất nhiều loại mà tôi chưa được thưởng thức. Một phần vì chi phí bỏ ra để sắm dụng cụ, một phần vì không có dụng cụ để mà mua. Tuy nhiên qua bài viết này hy vọng cung cấp được cho bạn đọc biết thêm về nhiều phương pháp pha chế cũng như mùi vị của chúng để giúp cho bạn đọc có một cái nhìn đa dạng hơn khi đang bắt đầu hành trình "chơi" cà phê giống như tôi.

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Nguyễn Minh Hiếu11 tháng trước
bài viết rất hữu ích và có nhiều kiến thức bổ ích tuy tôi đã 60 tuổi nhưng đọc bài này xong tôi tự dưng thèm cafe ><
Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống11 tháng trước
Cắt 2 bác ơi, diễn hơi sâu rồi đấy
Avatar
Nguyễn Hà Trang11 tháng trước
oh bác đã 60 tuổi rồi à, em mới tròn 30. Trên bàn mổ đẻ em vẫn cố gắng xin hớp cà phê uống nghỉ giữa giờ nè, cà phê gắn liền với e cả thanh xuân đến 3 đứa con này :v.
Avatar
Nguyễn Hà Trang11 tháng trước
hihi em thấy bài viết rất hay và chất lượng
Trả lời