[Pattern] Adapter - làm thế nào để giúp các đối tượng làm việc với nhau?

[Pattern] Adapter - làm thế nào để giúp các đối tượng làm việc với nhau?

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Mọi người đã nghe nói đến Jujutsu - jj - một dạng quản lý phiên bản cho mã nguồn (version control system) chưa? Có vẻ như nó đang nhận được nhiều sự quan tâm.

    Chờ xíu! Chẳng phải git đã quá tốt rồi sao? Thế thì chế ra thằng jj để làm gì nữa? Cũng hơi khó trả lời nhỉ? Mỗi công cụ sinh ra chắc chắn phải cải thiện hoặc khắc phục được nhược điểm của cái trước. Cho nên jj ắt hẳn phải làm được điều gì đó mà git chưa làm được nên mới nổi lên như vậy.

    Thật ra mình đã nghe nói đến jj từ vài tháng trước rồi, nhưng vào đọc thì toàn kiến thức cao siêu. Hoặc là đang mang nặng cái lối suy nghĩ của git vào trong đầu rồi nên chưa lĩnh hội ra được điều gì cả.

    Mình hay có kiểu cái gì đọc lần 1 mà không hiểu thì đọc tiếp lần 2, lần 2 không hiểu thì đọc tiếp lần 3... đến lần thứ n mà vẫn không hiểu thì bỏ. Cơ mà không phải là từ bỏ mà một thời gian sau đó quay lại đọc tiếp. Đến một lúc nào đó khả năng mình sẽ hiểu ra một ít vấn đề, thế mới tài 😆.

    Thì cái jj này có vẻ như nó đang mở ra được tính linh hoạt trong việc "cam kết" mã. Tưởng tượng bạn đang làm việc trên một dự án, đang ở nhánh này, muốn sang nhánh khác để sửa, nhưng mà lại đang viết dở ở nhánh này, thế là phải stash, rồi checkout, rồi commit, rồi merge hoặc rebase lại vào nhánh cũ... nhìn chung quá trình làm việc với git nghiêm ngặt đến mức cứng nhắc, cần nhiều thao tác để giải quyết một vấn đề, chưa kể cái cây commit (commit-tree) nữa thì ôi thôi, khỏi xem cho đỡ nhức mắt. Thế nên ông jj này đang làm cách nào đó để bạn khỏi cần phải quan tâm đến các nhánh luôn, sửa trực tiếp vào commit. Nghe ảo nhỉ 😂.

    Đấy mới lĩnh hội được đến đấy, hy vọng sau n lần đọc lại nữa mình sẽ viết được một bài chi tiết hơn về công cụ này.

    » Xem thêm
  • Gòi gòi tới công chiện gòi 🤤🤤🤤

    » Xem thêm
  • Không biết blog được dẫn nguồn từ trang cà phê nào hay sao mà vài ba hôm trở lại đây thấy nhiều người tìm kiếm cà phê thế không biết 🤔.

    Tìm cả cách pha với tìm cả loại hạt, khổ nỗi họ tìm lại không ra bài viết nào vì mình chưa có viết đến mấy trường hợp đó. Phải chăng là ý trời 😀🙏

    » Xem thêm

Vấn đề

Hãy tưởng tượng bạn là một lập trình viên Front-end, bạn đã hoàn thiện xong phần giao diện và chỉ chờ kết nối với API nữa thôi. Nhưng đến ngày đội Back-end bảo chưa thể bàn giao ngay cho bạn được thế nên đành phải phải chờ đến lúc có API thì mới tiếp tục công việc.

Hay ở một tình huống khác, bạn được sếp giao cho công việc kết nối hệ thống với một bên đối tác thông qua API. Tài liệu họ đã cung cấp đầy đủ còn bạn chỉ tiến hành kết nối với dữ liệu như đã mô tả. Nhưng đến ngày gần làm xong, đối tác báo lại đã thay đổi dữ liệu ở một vài nơi, bạn cảm thấy bực bội vì phải ngồi rà soát và sửa lại mã ở rất nhiều nơi trong dự án.

Bên trên là hai tình huống khá phổ biến trong công việc của mỗi lập trình viên, nếu bạn đã từng gặp rồi và còn lúng túng khi phải đối diện với cảnh như vậy thì bài viết này tôi xin trình bày một Pattern có tên là Adapter để phần nào giúp bạn trải qua được nỗi đau này.

Mẫu thiết kế - Adapter

Adapter là một mẫu thiết kế cấu trúc cho phép các đối tượng có giao diện (interface) không tương thích có thể hoạt động với nhau.

Adapter đóng vai trò trong việc chuyển đổi dữ liệu (đối tượng) của một đối tượng này để đối tượng khác có thể hiểu được nó. Adapter che giấu sự phức tạp của quá trình chuyển đổi đó, đối tượng nhận dữ liệu thậm chí không cần quan tâm đến dữ liệu từ đối tượng kia mà tất cả hãy thông qua một Adapter.

Ví dụ một thư viện vẽ biểu đồ chỉ hoạt động với dữ liệu nhận vào ở dạng JSON nhưng dữ liệu bạn lấy ra trong hệ thống là XML. Lúc đó bạn cần tạo một hàm để chuyển đổi dữ liệu từ XML thành JSON đưa vào thư viện, hàm đó được gọi là Adapter.

... -> XML -> Adapter (function) -> JSON -> Library -> ...

Quay trở lại vấn đề một khi đã biết đến Adapter bạn không hoàn toàn bị phụ thuộc vào dữ liệu ở API nữa. Việc cần làm là tạo tối tượng chứa dữ liệu cần cho giao diện hiển thị hoặc xử lý, sau đó tạo hàm Adapter để chuyển đổi dữ liệu từ API thành đối tượng đó là xong.

<template>
  <a-list item-layout="horizontal" :data-source="data.list">
    <template #renderItem="{ item }">
      <a-list-item>
        <a-list-item-meta :description="item.description" >
          <template #title>
            <a :href="item.url">{{ item.title }}</a>
          </template>
          <template #avatar>
            <a-avatar :src="item.avatar" />
          </template>
        </a-list-item-meta>
      </a-list-item>
    </template>
  </a-list>
</template>
<script lang="ts">
import { defineComponent, onMounted, reactive } from "vue";

// dữ liệu được lấy từ server có định dạng
// [{
//   tieu_de: "xxx",
//   mo_ta: "xxx",
//   anh_dai_dien: "xxx",
//   lien_ket: "xxx"
// }]
const fetchData = () => {
  return fetch("https://api.example.com/list");
}

// hàm adapter chuyển dữ liệu từ API vào data
const convertRespToData = (resp: any) => {
  return resp.map((item: any) => {
    return {
      title: item.tieu_de,
      description: item.mo_ta,
      avatar: item.anh_dai_dien,
      url: item.lien_ket
    };
  });
}

export default defineComponent({
  setup() {
    // data là biến giao diện cần ghép
    const data = reactive<any>({
      list: [],
    });

    // tải dữ liệu và ghép vào data
    onMounted(() => {
      fetchData().then(resp => {
        data.list = convertRespToData(resp);
      });
    });

    return {
      data,
    };
  },
});
</script>

Hơn nữa việc tạo trước và kiểm soát dữ liệu ở client sẽ hạn chế được lỗi phát sinh từ dữ liệu không tương thích từ API. Thay vì nhận dữ liệu trực tiếp từ API để ghép thẳng vào giao diện thì hãy thông qua một Adapter.

Tương tự với vấn đề hai, chúng ta không nên quá phụ thuộc vào dữ liệu từ API của một bên thứ ba mà hãy tự tạo dữ liệu và viết hàm Adapter để chuyển đổi dữ liệu từ chúng. Tránh nhận và sử dụng dữ liệu trực tiếp, có thể những trường dữ liệu họ cung cấp không truyền đạt đúng và đầy đủ nội dung cần cho hệ thống, cho nên nếu có một hàm chuyển đổi ở giữa thì có thể dễ đàng xử lý dữ liệu tập trung và phát hiện lỗi sớm nhất có thể.

Ưu điểm là nhiều tuy nhiên Adapter cũng có một ít hạn chế đó là bạn phải viết nhiều mã hơn một ít, độ phức tạp của mã có thể tăng dần lên nếu như càng có nhiều Adapter và chúng gắn kết với nhau. Thế nên hãy cố gắng tổ chức mã của bạn gọn gàng nhất có thể.

Tổng kết

Trên đây là hai ví dụ tôi nêu ra trong thực tế để áp dụng Adapter hy vọng nó sẽ giúp ích cho mọi người. Adapter còn có nhiều cách triển khai tuỳ thuộc vào từng loại ngôn ngữ và tuỳ bài toán áp dụng. Để tìm hiểu chi tiết hơn bạn đọc có thể bấm vào liên kết tham khảo bên dưới.

Tài liệu tham khảo:

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...
Bấm hoặc cuộn mạnh để sang bài mới