Rust sinh ra để tái định nghĩa nhiều thứ. Trong đó chắc phải kể đến JavaScript. Từ đầu năm đến giờ các công cụ làm từ Rust mà để cho JavaScript dùng đếm sương sương cũng vài ba cái rồi. Mới đây nhất là Oxc.
Oxc là một công cụ phân tích cú pháp (parser), kiểm tra lỗi (lint), định dạng (formatter), chuyển đổi (transformer), minifier... tất cả đều được viết bằng Rust, trong một công cụ duy nhất.
Mặc dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng thử nhìn điểm hiệu năng của nó so với swc hoặc eslint mà xem 🫣
Mấy hôm nay, à mà cũng không hẳn, do sự kiện WWDC vừa rồi nên Apple lại bị dân cư mạng mang ra bàn tán rằng rốt cục thì các tính năng AI của họ đang ở đâu? Trong khi các hãng khác đang lao mình vào việc mang AI lên thiết bị, phần mềm của họ thì Apple lại đang có vẻ... không quan tâm lắm.
Thậm chí mới đây các nhà nghiên cứu của Apple cho rằng các mô hình LLM sẽ "sụp đổ hoàn toàn về độ chính xác" khi được đưa ra các vấn đề cực kỳ phức tạp. Chỉ ra rằng suy luận chỉ là huyễn hoặc thì ngay lập tức đã có nhiều bài phản bác nghiên cứu này. Một lần nữa cho thấy rằng Apple đang suy nghĩ điều gì với AI trên thiết bị của họ?
Mình thì nghĩ đơn giản thôi, Apple có vẻ đang gặp khó khăn với việc tạo ra AI cho riêng họ. Tức là khó khăn ngay từ đoạn thu thập dữ liệu để đào tạo rồi. Họ luôn tỏ ra tôn trọng quyền riêng tư của người dùng nên chẳng lẽ lại lên mạng đi xào nấu dữ liệu ở khắp nơi, hoặc "chôm" dữ liệu dưới máy người dùng lên? Chắc chắn, họ cũng không muốn cung cấp thêm dữ liệu người dùng cho các bên thứ 3 như OpenAI.
Nhưng nhờ những khó khăn này biết đâu họ lại tìm ra được hướng đi mới. Ai cũng chọn phần dễ thì gian khổ để phần cho ai 😁. À mình không phải là "fan" của Apple, chỉ là thấy cái nào phù hợp thì dùng thôi 🤓
Người "nhạy cảm" với markdown đó là khi thấy một thư viện tạo khung soạn thảo mới là nhảy ngay vào xem nó có gì mới. Milkdown/milkdown là một ví dụ.
Xem thử thì thấy ổn phết mọi người ạ. Vài nữa thử tích hợp vào opennotas xem sao. Mang tiếng là ứng dụng ghi chú hỗ trợ markdown cơ mà cái thư viện tiptap nó không chịu làm thêm phần hỗ trợ markdown 😩. Dùng thư viện ngoài thì vẫn chưa ngon cho lắm.
Nghiên cứu về Slow Query trong MongoDB
5 bài học sâu sắc
Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!
Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!
Kevin Systrom - đồng sáng lập Instargram đã phát triển ứng dụng Instagram từ một ý tưởng cá nhân về chia sẻ hình ảnh đẹp. Chỉ sau 2 năm, Instagram được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD. Elon Musk học lập trình từ năm 10 tuổi, lập trình và bán trò chơi điện tử đầu tiên với giá 500$ khi mới 12 tuổi. Điểm chung của họ là có niềm đam mê tự học lập trình, và đều bắt đầu từ những dự án cá nhân của mình. Ngoài kia, còn rất nhiều câu chuyện về sự thành công của nhiều người khác. Tất nhiên! Họ phải bắt đầu từ đâu đó.
Tại 2coffee.dev, chúng tôi biết rằng không thể so sánh với những tên tuổi lớn. Chúng tôi đơn giản bắt đầu từ niềm đam mê công nghệ cùng với những con chữ, với hy vọng truyền đạt được thông điệp và bài học đến với mọi người. Trải qua chặng đường 5 năm phát triển, chúng tôi đã đạt được thành công nhất định, đáng chú ý nhất là những bài học.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm lại 5 bài học sâu sắc, đúc kết từ quá trình làm một Blogger. Hãy trở thành hội viên để nghe câu chuyện ngay hôm nay!
Đăng ký nhận thông báo bài viết mới
Xin chào, tôi là Hoài.
Bấm vào để làm quen!
Bình luận (0)