Một tách cà phê mỗi ngày - Developer chơi Espresso như thế nào?

Một tách cà phê mỗi ngày - Developer chơi Espresso như thế nào?

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Một phần mềm giúp chuyển đổi văn bản thành giọng nói do một lập trình viên người Việt làm ra - J2TEAM - Text to Speech (Free). Bạn có thể chuyển đổi hàng chục ngôn ngữ sang hàng chục giọng đọc tự nhiên khác nhau. Điều đặc biệt là nó miễn phí.

    Đánh giá sơ bộ thì chuyển đổi văn bản dài hoặc văn bản bằng tiếng Việt thuần thì rất tốt. Còn dính thêm các từ tiếng Anh thì nó đọc hơi buồn cười 😅

    » Xem thêm
  • Quá ghê ghớm, Codeium - vốn được biết đến như một đối thủ của Github Copilot, khi nó cho người dùng dùng miễn phí không giới hạn. Mới đây họ giới thiệu thêm Windsurf Editor - không chỉ còn là VSCode Extentions nữa mà là một trình Editor luôn - cạnh tranh trực tiếp với Cursor. Và điểm chính là nó... hoàn toàn miễn phí 🫣.

    » Xem thêm
  • Tin vui đầu này, Github Copilot đã chính thức có bản Free cho tất cả mọi người.

    Github Copilot là một trợ lý AI code cùng chúng ta, nó có thể tự động hoàn thành mã, trò chuyện hoặc sửa lỗi. Hiện đang hỗ trợ nhiều trình soạn thảo, IDE phổ biến như VSCode, JetBrains, XCode...

    Phiên bản miễn phí đang bị giới hạn 2000 Suggestions, và khoảng 50 requests đến tính năng Chat hàng tháng. Sau đó bạn có thể nâng cấp lên các phiên bản cao cấp hơn với giá từ 10$.

    Theo đánh giá của mình thì Copilot rất tốt và xứng đáng trong tầm giá, đang dùng hàng ngày 😄

    » Xem thêm

Vấn đề

Từ ngày tập trung vào làm OpenNotas, tôi mới chợt để ý rằng nhờ có những ly cà phê nạp vào hàng ngày mà mình mới có sức để làm việc "trâu" như thế này. Phải khá lâu rồi mới có lại cái cảm giác làm ngày làm đêm đêm mà ít nhiều không cảm thấy mệt mỏi như thế này.

Làm cũng đã nhiều, viết cũng đã nhiều, chỉ duy nhất có thú chơi cà phê là chưa thấy nói nhiều. Mang tiếng là một blog lập trình nhưng bên cạnh đó tôi vẫn thêm thắt vào những câu chuyện đời thường của mình. Nói đến đây thì tự dưng lại nhớ về nguồn gốc của cái tên 2coffee.dev - một cái tên mà mình phải mất bao nhiêu thời gian để nghĩ ra.

Ban đầu mục đích tạo ra sân chơi để cho mình viết vẫn chưa rõ ràng. Khi đó tôi chỉ đang mường tượng viết theo kiểu về một cái gì đó là chuyên môn của mình. Nghĩ trên thực tế, tôi có kiến thức về JavaScript/Node.js nên có thể tập trung vào các chủ đề này.

Quả đúng như vậy, tiền thân của 2coffee.dev có cái tên là ecmastacks, một cái tên rất đậm chất "kỹ thuật", chuyên về chủ đề của JavaScript. Sau đó, tư tưởng thay đổi dần, tôi nhận ra mình không chỉ còn muốn viết về kỹ thuật nữa, mà cốt là phải truyền được kinh nghiệm của bản thân hoặc cảm hứng cho người đọc. Đặc biệt là các bạn trẻ với đầy nhiệt huyết khi mới vào nghề. Làm như thế mới tạo ra được sức hút, hay chí ít là sự khác biệt với nhiều trang blog đã có trước đó.

"2" là từ lái của "Hi", "dev" là chỉ lập trình viên. "Xin chào, một tách cà phê dành cho tất cả lập trình viên đây!" - Đó dường như là điều mà tôi muốn truyền đạt đến mọi người trong một cái tên. Đơn giản thế điều đó làm tôi phải suy nghĩ cả hàng tuần trời. Thậm chí ngay cả khi chốt được rồi, vẫn hoang mang liệu lựa chọn đó có là đúng đắn, vì cái tên cũng khá là quái dị. Ít thấy một tên miền nào mà lại bắt đầu bằng một con số.

Nói một hồi dài thì lại quay về chủ đề cà phê. Nếu như cần một thức uống gì đó "cực" mạnh, chỉ cần một ngụm thôi cũng đủ kích hoạt cơn địa chấn trong người bạn thì còn gì có thể làm được bằng Espresso nữa chứ.

Hương vị của nước Ý

Espresso

Espresso là một phương pháp rang và pha chế cà phê có nguồn gốc từ Ý, trong đó một lượng nhỏ nước sôi gần như bị đè nén dưới áp lực qua hạt cà phê nghiền, hay còn gọi là áp suất nước xuyên qua lớp cà phê, thông thường phải đạt đến 9bar.

Vì lẽ đó, để chơi được Espresso buộc chúng ta phải cần đến dụng cụ chuyên dụng để có thể tạo ra được áp suất đủ lớn. Khi nhắc đến Espresso, chúng ta thường nghĩ đến những chiếc máy pha chế đồ sộ được đặt trong các quán, nhà hàng, với những người pha chế liên tục, trông rất chuyên nghiệp. Họ múc cà phê, đổ vào chiếc máy xay công suất lớn, cho cà chạy xuống một cái rổ gắn tay cầm rồi dùng một cục gì đó nén "bụp" một cái xuống, lúc này lớp cà đã bằng phẳng trong rổ và trông như một chiếc bánh bị mắc kẹt, gắn vào máy cái là cà phê chảy ra từ từ trông rất đẹp mắt. Có lẽ vì thế mà tôi đã nghĩ chơi Espresso khá tốn kém, vì tiền đâu mà mua được máy cơ chứ.

Nhưng câu chuyện đã tiếp tục vì chơi Espresso không nhất thiết phải có tiền mua những chiếc máy pha đắt tiền, mà hoàn toàn có thể chơi một cách thủ công qua nhưng dụng cụ "cơ học". Một trong số công cụ mà tôi đang chơi có tên là Picopresso của nhà Wacaco.

Chơi Espresso bằng máy pha cà phê cầm tay của Wacaco

Chơi Espresso bằng máy pha cà phê cầm tay của Wacaco

Wacaco Picopresso là dụng cụ pha Espresso nhỏ gọn và chuyên nghiệp nhất của Wacaco. Nó nhỏ gọn chỉ bằng một chiếc cốc uống nước hàng ngày, hoạt động theo cơ chế sử dụng một Pit-tông ấn vào liên tục để tạo áp suất xuyên qua lớp cà phê.

Cà phê cho ra từ Pico vẫn đảm bảo đủ 3 lớp đặc trưng của Espresso. Lớp crema béo ngậy, lớp giữa có hạt hạt li ti chìm dần xuống tạo nên một lớp đáy trông chắc chắn. Khi uống, ban đầu cho một mùi thơm đặc trưng của loại hạt pha chế, sau đó bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được vị đắng và chua nhẹ trong khoang miệng. Và khi nuốt để lại một hậu vị ngọt mà bạn sẽ ngay lập tức muốn nhấp thêm một ngụm nữa.

Có rất nhiều cảm xúc khi lần đầu tiên chạm tay vào chiếc máy này. Trên thực tế, lần đầu chơi Picopresso của tôi diễn ra không được thuận lợi cho lắm. Nếu có máy pha chuyên nghiệp, thứ duy nhất bạn cần quan tâm đến đó là có đủ cà phê để chơi hay không, nhưng đối với Picopresso, bạn cần phải kiên nhẫn và kiếm soát được nhiều thứ hơn thế.

Cụ thể, chúng ta cần kiểm soát được loại hạt nào đang sử dụng, kích cỡ hạt xay ra, mức độ nén của cà phê, nhiệt độ nước và cả lực/tần suất bóp.

Không có công thức nào là chuẩn cho Wacaco, vì thế bạn cần đi lên bằng chính kinh nghiệm của mình sau nhiều lần thất bại. Trong vai một người chơi Picopresso nhiều năm về trước thì tôi có một vài lời khuyên cho người mới như sau.

Thứ nhất, Wacaco khá nhạy cảm với cỡ xay và mức độ nén. Vì nếu cỡ xay hoặc mức độ nén không đạt, bạn có thể bóp ra một ly cà quá nhanh hoặc quá chậm, làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của thành phẩm. Pico yêu cầu một cỡ xay khá mịn, đòi hỏi phải có một chiếc cối cũng tương đối tốt. Cối xay tốt sẽ xay ra được nhiều kích cỡ hạt và giữ được sự ổn định xuyên suốt. Ví dụ tôi đang sử dụng chiếc cối 1Zpresso K+ - dòng chuyên dụng cho Espresso. Và nếu dùng K+, cỡ xay cho Pico sẽ dao động trong khoảng từ 2.9 -> 3.1.

Dao động bởi vì còn phụ thuộc vào loại cà mà bạn đang sử dụng. Ví dụ cỡ rang khuyến nghị cho Espresso là Medium, thì đối với Robuta sẽ xay "thô" hơn Arabica một chút. Thông thường, tôi sẽ sử dụng cỡ 3.0 cho Arabica và 3.1 -> 3.2 cho Rubusta. Sở dĩ phải nâng lên bởi vì dòng Robusta thường tạo ra áp suất rất lớn, nếu xay mịn quá, bạn không thể nào bóp được Pico.

Vẫn có nhiều người chơi Espresso trên các hạt có mức rang sáng. Thú thật, việc kiểm soát được chất lượng đối với cách chơi này trên Pico là rất khó. Thú thật, tôi chưa từng tạo ra được shot pha thành công nào với mức rang này trên Pico cả. Vì thế chẳng có kinh nghiệm nào được nêu ra. Nếu bạn là người chơi thành công, hy vọng hãy để lại kinh nghiệm của mình xuống dưới phần bình luận.

Mặc định, rổ cà của Pico được khuyến nghị chứa được 18g cà. Hãy bắt đầu mới con số đó. Chỉ cần nén cà theo hướng dẫn, qua các lần pha, bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho mình. Ví dụ nếu cảm thấy lực nén chưa đủ, hãy tăng thêm trọng lượng, và ngược lại. Vì hạt được rang càng đậm thường sẽ có khối lượng thấp hơn hạt rang vừa, trong khi thể tích của chúng lại tương đồng với nhau.

Hãy tráng lòng Pico qua nước sôi trước khi pha chế. Chế nước sôi vào và thực hiện một vài cú bóp đầu để nước nóng được xuyên qua máy nén và làm nóng cả bên trong, hạn chế thất thoát nhiệt trong quá trình chiết suất. Hãy bóp thật đều tay với tần suất mỗi 1s.

Nếu trong quá tình bóp, cảm thấy cà phê ra nhanh quá, tức là độ nén chưa đủ, ít cà hoặc nước chưa đủ độ. Ngược lại, không thể bóp được hoặc cần phải dùng lực nhiều tức là độ nén đang quá chặt, cần phải xay thô hơn hoặc giảm lượng cà phê xuống.

Tôi đã uống Espresso như vậy trong một khoảng thời gian dài, đến mức không thể uống được cà phê ngoài quán. Nói như vậy không phải là có ý chê bai gì cả, mà đơn giản chỉ vì đã quá quen với mùi vị thường ngày. Khi chuyển sang thưởng thức cà phê ở một nơi khác, cơ thể sẽ sinh ra sự so sánh không đáng có. Nhưng cà nào thì cũng là cà, chỉ cần hợp khẩu vị thì có lý do gì để mà không uống chứ!

Tổng kết

Picopresso là một dụng cụ tuyệt vời để bạn có thể nhanh chóng thưởng thức một ly cà phê Espresso tại gia. Nó cũng rất tuyệt để mang theo bên mình khi bạn cần di chuyển hoặc công tác. Điểm cộng là thế, Pico vẫn có khá nhiều nhược điểm, chí mạng nhất đó là khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng của cà phê đầu ra - tức là trăm shot đều như một. Gần 1 năm trước, tôi đã chuyển sang một chiếc máy "cao cấp" hơn và hy vọng có thể chia sẻ nó với bạn đọc trong các bài viết sắp tới.

Cao cấp
Hello

5 bài học sâu sắc

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...