Một số hàm tiện ích trong modules Util của Node.js

Một số hàm tiện ích trong modules Util của Node.js

Tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Void - cái tên mình đã nhắc đến từ cách đây khá lâu. Từ đợt mà continue.dev mới nổi lên á. Nó tương tự như Cursor và Windsurf, mới hôm nay họ đã phát hành phiên bản Beta và cho phép mọi người tải xuống.

    Điểm mạnh thì đây là nguồn mở, miễn phí, dùng các mô hình miễn phí cục bộ trên máy qua Ollama hoặc LM Studio... Không thích thì cắm API của bên khác vào cũng được. Mình vừa dùng thử thì thấy khả năng gợi ý và khung chat khá tương đồng với Cursor, có cả tính năng Agent luôn nhé 👏. Hoạt động ổn định hơn continue.dev (lần cuối dùng), việc còn lại là chọn mô hình xịn xịn tí 🤤

    » Xem thêm
  • Zed mới đây đã giới thiệu thêm tính năng Agent - tương tự như Agent trong Cursor hay Write trong Windsurf và họ gọi nó là The Fastest AI Code Editor.

    Cũng nhanh thật đấy vì Zed viết bằng Rust. Cơ mà chiến lược của họ có vẻ thay đổi, tập trung vào AI thay vì phát triển kho tiện ích mở rộng vốn đang có rất ít, không thể cạnh tranh được với VSCode 🥶

    Zed: The Fastest AI Code Editor

    » Xem thêm
  • Ngay sau thông tin OpenAI đạt được thoả thuận mua lại Windsurf với giá 3 tỉ đô thì ngày hôm nay Cursor đã miễn phí 1 năm dùng bản Pro cho sinh viên. Chaaaaà 🤔

    OpenAI Reaches Agreement to Buy Startup Windsurf for $3 Billion

    Cursor for Students | Cursor - The AI Code Editor

    » Xem thêm

Vấn đề

Node.js là một môi trường chạy mã JavaScript được kết hợp từ nhiều thành phần khác nhau. Trong một loạt bài viết về Kiến trúc Node.js - Giới thiệu về Node.js, chúng ta đã tìm hiểu về những thành phần và cả chức năng của nó.

Trong Node, có rất nhiều build-in modules - tức là các modules được tích hợp sẵn ngay từ đầu. Một trong số đó là util mà theo như tôi thấy đang chưa nhận được nhiều sự chú ý. Trong util là tập hợp các hàm tiện ích nho nhỏ có ích trong một số trường hợp. Bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ đi qua một số hàm có trong này nhé!

util.promisify và util.callbackify

callback là một trong những cách xử lý bất đồng bộ đời đầu. callback có nhiều hạn chế như khiến mã lồng vào nhau và gây ra tình trạng callback hell. Đôi lúc đọc một đoạn mã viết theo kiểu callback mà khiến mình như tẩu "hoả nhập ma". Muốn thêm một tính năng mới cũng khó vì như thế sẽ tạo thêm một lớp logic lồng sâu vào nhau thêm nữa.

Trong Node, có một hàm tiện ích giúp chuyển đổi các hàm xử lý bất đồng bộ theo kiểu callback về Promise. Sử dụng khi bạn muốn chuyển cách viết về Promise, sau đó kết hợp với async/await để mã trở nên gọn gàng, dễ theo dõi hơn.

const util = require('node:util');
const fs = require('node:fs');

const stat = util.promisify(fs.stat);

async function callStat() {
  const stats = await stat('.');
  console.log(`This directory is owned by ${stats.uid}`);
}

callStat(); 

Ngược lại với util.promisify, chúng ta có util.callbackify để chuyển ngược lại các hàm Promise về callback.

const util = require('node:util');

async function fn() {
  return 'hello world';
}
const callbackFunction = util.callbackify(fn);

callbackFunction((err, ret) => {
  if (err) throw err;
  console.log(ret);
}); 

util.deprecate

Nếu hay sử dụng thư viện, đôi khi bạn sẽ thấy trong console in ra mấy dòng thông báo kiểu:

oldFunction() is deprecated. Use newFunction() instead.

Đây là thông báo về việc một hàm oldFunction sắp không còn được dùng nữa, rất có khả năng nó bị loại bỏ trong tương lai nên hãy sử dụng một hàm khác như newFunction để thay thế.

Đây là một cách rất phổ biến để nhắc nhở lập trình viên khi sử dụng một hàm sắp bị "khai tử". Trong Node có một cách đơn giản để hiển thị thông báo này nếu bạn cần cảnh báo đến người khác dùng một hàm sắp bị ngừng hỗ trợ.

const util = require('util');

function oldFunction() {
    console.log('This function is deprecated!');
}

const deprecatedFunction = util.deprecate(oldFunction, 'oldFunction() is deprecated. Use newFunction() instead.');

Chỉ cần "wrap" oldFunction vào trong util.deprecate. Mỗi khi gọi oldFunction, dòng thông báo sẽ hiện ra trong màn hình console.

util.types

Từ ES6, chúng ta đã có thêm nhiều hàm để kiểm tra kiểu dữ liệu là một boolean, một array, một object...

Trong thư viện util, có một thuộc tính types giúp mở rộng thêm khả năng kiểm tra loại dữ liệu.

Ví dụ:

console.log(util.types.isPromise(Promise.resolve())); // true
console.log(util.types.isRegExp(/abc/)); // true
console.log(util.types.isDate(new Date())); // true

Danh sách đầy đủ tại util.types | Node.js documentation.

util.isDeepStrictEqual

isDeepStrictEqual là cách nhanh nhất để so sánh 2 đối tượng có giống y hệt nhau hay không.

const util = require('util');

const obj1 = { a: 1, b: { c: 2 } };
const obj2 = { a: 1, b: { c: 2 } };

console.log(util.isDeepStrictEqual(obj1, obj2)); // true

Ngoài ra, util còn cung cấp nhiều hàm tiện ích khác nữa như util.styleText để định dạng cho văn bản được in ra trong console; util.parseEnv giúp đọc nội dung của biến môi trường trong tệp .env thường gặp.

Tham khảo:

Cao cấp
Hello

Bí mật ngăn xếp của Blog

Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!

Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...