Lại bàn về cách commit code trong dự án

Lại bàn về cách commit code trong dự án

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Một phần mềm giúp chuyển đổi văn bản thành giọng nói do một lập trình viên người Việt làm ra - J2TEAM - Text to Speech (Free). Bạn có thể chuyển đổi hàng chục ngôn ngữ sang hàng chục giọng đọc tự nhiên khác nhau. Điều đặc biệt là nó miễn phí.

    Đánh giá sơ bộ thì chuyển đổi văn bản dài hoặc văn bản bằng tiếng Việt thuần thì rất tốt. Còn dính thêm các từ tiếng Anh thì nó đọc hơi buồn cười 😅

    » Xem thêm
  • Quá ghê ghớm, Codeium - vốn được biết đến như một đối thủ của Github Copilot, khi nó cho người dùng dùng miễn phí không giới hạn. Mới đây họ giới thiệu thêm Windsurf Editor - không chỉ còn là VSCode Extentions nữa mà là một trình Editor luôn - cạnh tranh trực tiếp với Cursor. Và điểm chính là nó... hoàn toàn miễn phí 🫣.

    » Xem thêm
  • Tin vui đầu này, Github Copilot đã chính thức có bản Free cho tất cả mọi người.

    Github Copilot là một trợ lý AI code cùng chúng ta, nó có thể tự động hoàn thành mã, trò chuyện hoặc sửa lỗi. Hiện đang hỗ trợ nhiều trình soạn thảo, IDE phổ biến như VSCode, JetBrains, XCode...

    Phiên bản miễn phí đang bị giới hạn 2000 Suggestions, và khoảng 50 requests đến tính năng Chat hàng tháng. Sau đó bạn có thể nâng cấp lên các phiên bản cao cấp hơn với giá từ 10$.

    Theo đánh giá của mình thì Copilot rất tốt và xứng đáng trong tầm giá, đang dùng hàng ngày 😄

    » Xem thêm

Vấn đề

Hàng ngày chúng ta thường xuyên phải code và fix bug liên tục cùng với những thành viên khác trong team. Bỗng một ngày đẹp trời tester hô lên cái lỗi mà bạn đã sửa từ mấy tuần trước bỗng dưng quay trở lại. Bạn liền lên tiếng phân bua rõ ràng đã sửa rồi và phải chứng minh cho tester thấy. Bạn mở lịch sử commit lên và bùm... commit, fix bug, fix some bug... là những thứ đập vào mắt bạn. Không ai khác đó là chính là những message mà bạn commit!

Rồi giờ thì làm sao để tìm lại commit đó? Bạn tự dằn vặt tại sao lúc đó mình không commit rõ ràng hơn. Không sao cả, ai cũng có lúc mắc sai lầm và sai lầm là để sửa chữa nhưng quan trọng hơn là bạn phải nhận ra là bạn đã sai đã rồi để mình bày cách cho!

Hãy commit rõ ràng

Đúng thế trước tiên là hãy cố gắng đặt ra được những message thật rõ ràng và mang tính hành động hướng đến đối tượng.

Ví dụ:

  • Sửa lỗi lấy danh sách tỉnh/thành bị thiếu tên
  • Thêm tính năng cập nhật tỉnh/thành
  • Thêm mục Tài liệu tham khảo vào README.MD

Mình đang lấy ví dụ là Tiếng Việt, tùy vào từng quy tắc dự án của bạn có thể commit bằng Tiếng Anh nhưng cơ bản nội dung vẫn theo tinh thần như trên.

Hãy thêm prefix vào trước message

Đây là cách mà nhiều Dev đã và đang áp dụng trong nhiều dự án trên "mạng xã hội" Github. Dựa vào prefix để phân loại các loại commit thường thấy của bạn trong dự án, từ đó dễ dàng phân biệt và tìm kiếm hơn.

Chung quy là sẽ có một số prefix mà các Dev sẽ tự quy ước, nhưng không nhất thiết phải làm theo.

Một số hay dùng như:

  • feat: thêm một tính năng
  • fix: sửa một lỗi
  • refactor: tối ưu một tính năng nào đó đã có từ trước
  • style: những sửa đổi không làm thay đổi ý nghĩa của mã trước đó. Thường liên quan đến định dạng mã như thiếu dấu chấm phẩy (;), xóa khoảng trắng (space)...

Còn nhiều những prefix khác nữa, bạn có thể tham khảo ở bài viết này How to Write Better Git Commit Messages – A Step-By-Step Guide.

Ví dụ:

  • fix: Sửa lỗi lấy danh sách tỉnh/thành bị thiếu tên
  • feat: Thêm tính năng cập nhật tỉnh/thành
  • docs: Thêm mục Tài liệu tham khảo vào README.MD

Cố gắng tách biệt ý nghĩa của các commit

Mình biết có nhiều bạn (kể cả mình) sẽ hay gặp trường hợp trong khi đang thêm tính năng hay sửa một lỗi này bỗng nhiên phát hiện ra một lỗi khác và tiện tay sửa luôn. Rồi đến lúc commit thì chỉ viết message chung chung là "sửa một số lỗi". Điều này rất là tiện tuy nhiên lại gây khó khăn trong truy vết, thế nên hãy cố gắng sửa chúng một cách lần lượt. Đừng sợ tốn commit mà hãy commit thật rõ ràng.

Hãy áp dụng Git Flow

Git flow là thuật ngữ để chỉ "quy ước" làm việc của team trong dự án. Ví dụ dự án phải có 3 nhánh là master để lưu lại code mới nhất, nhánh release để xác định tính năng sẵn sàng cho production và nhánh develop để phát triển tính năng cho release.

Ngoài ra Git Flow cũng quy định luồng phân chia và hợp nhất nhánh trong khi đang phát triển tính năng. Có một Git Flow rất nổi tiếng đó là Tóm tắt Git-Flow, các Dev có thể tham khảo.

Cuối cùng, hãy dùng tools có giao diện để quản lý

Nếu bạn đã quen với giao diện dòng lệnh thì không sao nhưng với mình có nhiều lúc phải dùng những tools để quản lý Git. Mình thấy nó khá là tiện và cũng dễ dàng theo dõi Flow của dự án luôn.

Bây giờ hầu hết các trình viết code đều tích hợp hoặc có plugin giúp cho việc quản lý git bằng giao diện dễ dàng và tiện dụng, các Dev có thể tìm hiểu thêm tuỳ theo công cụ mà mình đang sử dụng.

Tổng kết

Những chia sẻ bên trên của mình đều xuất phát từ kinh nghiệm trong công việc, việc áp dụng nó trong dự án của các Dev phải tuỳ thuộc vào Team Work và Flow của dự án. Nếu các Dev thấy chưa hợp lý hoặc có còn cách nào hay hơn thì hãy để lại bình luận cho mình và mọi người biết nhé!

Cao cấp
Hello

Bí mật ngăn xếp của Blog

Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!

Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Trần Cường2 năm trước
Thực sự mình không để ý đến cái này, mình chỉ commit theo lý do tại sao
Trả lời
Avatar
Linh Trần2 năm trước
Giờ mình mới biết có commit theo
Trả lời