Kiểu dữ liệu Maybe

Kiểu dữ liệu Maybe

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Mình mới tìm thấy một công cụ trích xuất nội dung từ image, pdf, docx, xlsx, pptx... sang dạng text, markdown, hay là json... Nói chung là nó hỗ trợ kha khá đầu vào và đầu ra. Lấy được nội dung ra rồi thì muốn làm gì thì làm, đặc biệt là bỏ vào trong các mô hình ngôn ngữ lớn để làm nguồn dữ liệu gì còn gì bằng 😁

    Công cụ tên là Docling, viết bằng python. Có thể nhúng vào trong mã hoặc dùng CLI đều được. Mình đã thử với dạng ảnh và pdf. Nhìn chung thì pdf vẫn cho kết quả tốt hơn. Ảnh thì hên xui 😅. Nó còn cho lựa chọn cả thư viện OCR á. Cái nào phù hợp hơn thì chọn.

    Quá trình cài thì phát sinh mấy lỗi. Mọi người nhớ dùng python 3.9 -> 3.12. Nếu bị lỗi ModuleNotFoundError: No module named '_lzma' thì thử làm theo hướng dẫn này xem giải quyết được không nhé ModuleNotFoundError: No module named '_lzma'

    » Xem thêm
  • Giá như mình biết đến kho lưu trữ này sớm hơn. github/opensource.guide là nơi hướng dẫn mọi người tất tần tật về Open Source. Từ làm thế nào để đóng góp mã, làm thế nào để bắt đầu một dự án mã nguồn mở của riêng, cho đến những kiến thức mà bất kỳ ai cũng nên biết khi mới bước chân vào 🤓

    Đặc biệt hàng này chính chủ từ Github luôn á.

    » Xem thêm
  • Hôm trước mới nhắc đến dokploy.com thì hôm nay lại có tiếp coolify.io - cũng là một dự án mã nguồn mở có khả năng thay thế Heroku/Netlify/Vercel. Theo như mình đọc thì Coolify hoạt động dựa trên triển khai Docker, nhờ đó mà nó có thể chạy được hầu hết các ứng dụng. Coolify cung cấp giao diện và tính năng để việc triển khai ứng dụng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

    Có khi nào đây sẽ là xu hướng triển khai ứng dụng trong tương lai không? 🤔

    » Xem thêm

Vấn đề

Promise trong JavaScript chắc hẳn không còn xa lạ với bất kỳ ai. Một Promise đại diện cho một "lời hứa" rằng khi gọi hàm, nó chắc chắn sẽ trả về giá trị trong tương lai. Cho dù là xử lý được (resolve) hay không (reject), thì chúng ta đều đoán được khả năng xảy ra 1 trong 2. Và chắc chắn một điều rằng cả 2 không thể xảy ra cùng một lúc.

database.query('SELECT * ...');
  .then(...);
  .catch(...);

Nếu nghiên cứu kỹ hơn về Promise, bạn sẽ thấy đây là một kiểu kiến trúc rất hay và đặc biệt. Bởi vì nó không giống với các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ nào cả, và có một vài tính chất đặc biệt như một cấu trúc dữ liệu, thừa hưởng một số phương thức mà chỉ nó mới có như thencatch. Hơn nữa, nếu thấy một Promise, bạn gần như chắc chắn nên xử lý nó như thế nào.

Ngoài Promise ra, trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nói chung hay JavaScript nói riêng, thì người ta luôn cố gắng tạo ra những cấu trúc dữ liệu an toàn hơn cho lập trình. Trong đó có thể kể đến kiểu Maybe. Vậy thì kiểu dữ liệu "Có lẽ" này có gì đặc biệt, nó giúp ích gì trong lập trình? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Kiểu dữ liệu Maybe

Maybe là một cấu trúc dữ liệu đại diện cho việc có hoặc không có giá trị. Ví dụ dưới đây là một triển khai đơn giản nhất cho Maybe:

class Maybe {
  constructor(value) {
    this.value = value;
  }

  isNothing() {
    return this.value === null || this.value === undefined;
  }

  getOrElse(defaultValue) {
    return this.isNothing() ? defaultValue : this.value;
  }
}

Khi đó tạo ra một cấu trúc bằng cách:

const name = new Maybe('2coffee');
console.log(name); // Maybe {value: '2coffee'}
// hay
const unname = new Maybe(); // Maybe {value: undefined}

Hãy lần lượt đi qua các phương thức trong Maybe.

Đầu tiên chúng ta thấy có một isNothing. Phương thức này kiểm tra xem liệu một Maybe là có giá trị hay không có giá trị, nó thường được dùng để xem có giá trị hay không, từ đó xử lý cho phù hợp.

getOrElse trả về giá trị thực của Maybe hoặc một giá trị mặc định được truyền vào nếu Maybe đó đang không có giá trị nào.

Cách dùng cũng đơn giản. Ví dụ, muốn lấy ra giá trị của unname, nếu không có thì trả về 2coffee.

const unname = new Maybe();
const realName = unname.getOrElse('2coffee'); // 2coffee

name là một thực thể của Maybe. Chúng ta biết name chứa một chuỗi 2coffee nhưng không thể áp dụng một số logic thông thường như đối với chuỗi. Ví dụ:

const name = new Maybe('2coffee');
const fullName = name + `.dev`; // [object Object].dev

Đó là vì name giờ đây là một triển khai của Maybe, nó không phải là chuỗi nên không thể thực thi logic như một chuỗi. Thay vào đó chúng ta nên qua một bước lấy giá trị trong Maybe ra trước.

const name = new Maybe('2coffee');
const fullName = name.getOrElse() + '.dev'; // 2coffee.dev

Cách dùng này không an toàn, bởi vì giả sử name không chứa giá trị thì sẽ nhận được kết quả là undefined.dev. Nên cần phải xử lý thêm ngoại lệ cho trường hợp name không có giá trị. Hoặc.

Các kiểu dữ liệu Maybe thường được triển khai thêm phương thức map. Nó cho phép áp dụng một hàm vào giá trị bên trong của Maybe mà không cần phải lấy ra giá trị thực.

class Maybe {
  ...
  static of(value) {
    return new Maybe(value);
  }

  map(fn) {
    if (this.isNothing()) {
      return this;
    }
    return Maybe.of(fn(this.value));
  }
}

map nhận vào một hàm để áp dụng hàm đó vào giá trị bên trong Maybe. static of để gói lại giá trị vào Maybe và trả về.

const name = new Maybe('2coffee');
const makeFullName = (name) => name + '.dev'

const fullName = name.map(makeFullName); // Maybe {value: '2coffee.dev'}

Hơi khó hiểu nhỉ? thế tại sao không khai báo luôn name = '2coffee' đi mà còn phải đi qua Maybe? Bời vì lý do đằng sau cho việc sử dụng Maybe mang lại một số lợi ích nhất định trong các trường hợp nhất định.

Lợi ích trong thực tiễn

Việc áp dụng Maybe trong lập trình giúp chúng ta giảm thiểu được lỗi nullundefined. Bởi vì khi gặp giá trị Maybe, chúng ta bắt buộc phải xử lý dữ liệu theo kiểu Maybe.

const user = null;
const name = user.name; // TypeError: Cannot read properties of null

// so với

const user = Maybe.of(null);
const name = user.map((u) => u.name); // Maybe {value: null}

Một điều mình rất thích và luôn muốn viết chương trình theo kiểu chuỗi xử lý (chaining). Maybe hoàn toàn có thể đáp ứng mà không lo "break" khi gặp giá trị null hoặc undefined.

const data = {
  user: {
    address: {
      city: "Hanoi"
    }
  }
};

const city = Maybe.of(data)
  .map((d) => d.user)
  .map((user) => user.profile)
  .map((address) => address.city);

Ở ví dụ trên, ở map thứ 2, rõ ràng user.profile trả về undefined nhưng map thứ 3 vẫn có thể thực thi mà không gây ra lỗi "Cannot read properties of undefined", vì map đã xử lý ngoại lệ này.

Tương tự, Maybe buộc chúng ta phải xử lý trường hợp không có giá trị. Hãy tưởng tượng Maybe giống như Promise. Một khi đã gọi thì luôn luôn trả về 1 trong hai giá trị là có giá trị và không có giá trị, trong mỗi trường hợp thì phải xử lý sao cho đúng cách để chương trình không gây lỗi trong quá trình chạy.

function findUserById(id) {
  const user = database.find((u) => u.id === id);
  return Maybe.of(user); // Trả về Maybe thay vì null
}

const userName = findUserById(1)
  .map((user) => user.name)
  .getOrElse("User not found");

Ngoài ra, nếu áp dụng tốt Maybe thì chương trình còn trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn nữa. Đôi khi sẽ không còn những câu lệnh điều kiện if-else đầy rối rắm.

Tổng kết

Maybe là một cấu trúc dữ liệu đại diện cho việc có hoặc không có giá trị. Áp dụng Maybe trong lập trình giúp chúng ta giảm thiểu được lỗi nullundefined, xử lý được chaining, phải xử lý tất cả trường hợp có hoặc không có dữ liệu trả về... Bên cạnh Maybe, còn có một cấu trúc dữ liệu khác nữa có tên là Either, bổ sung thêm một số tính chất mà Maybe không có. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết tiếp theo nhé!

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...
Bấm hoặc cuộn mạnh để sang bài mới