Hai kỹ thuật nhằm ngăn vòng lặp sự kiện (Event Loop) bị chặn khi xử lý tác vụ nặng (CPU-intensive task)

Hai kỹ thuật nhằm ngăn vòng lặp sự kiện (Event Loop) bị chặn khi xử lý tác vụ nặng (CPU-intensive task)

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Hẳn là nhiều người ở đây đã nghe đến kiểu tấn công bảo mật Clickjacking rồi nhỉ. Kẻ tấn công thường nhúng một website (thường là mục tiêu) vào trong một iframe trên website của chúng, sau đó làm mờ hoặc ẩn nó đi rồi đặt vào vị trí các nút bấm trên web, ví dụ "Bấm vào để nhận quà". Đâu ai ngờ rằng phía trên nút bấm đó là một nút bấm khác trong iframe. Khá nguy hiểm!

    Nhưng trình duyệt đã có cách ngăn chặn kiểu tấn công này bằng các quy tắc như tiêu đề X-Frame-Options, frame-ancestors của CSP và SameSite: Lax/Strict của Cookies...

    Mới đây, đã xuất hiện thêm kiểu tấn công mới - "DoubleClickjacking" 😨. Đại ý là "hắn" lợi dụng hành động double click để lừa người dùng bấm vào một nút mà hắn muốn. Chi tiết hơn trong bài viết này: DoubleClickjacking: A New Era of UI Redressing.

    » Xem thêm
  • Mọi người đã nghe nói đến Jujutsu - jj - một dạng quản lý phiên bản cho mã nguồn (version control system) chưa? Có vẻ như nó đang nhận được nhiều sự quan tâm.

    Chờ xíu! Chẳng phải git đã quá tốt rồi sao? Thế thì chế ra thằng jj để làm gì nữa? Cũng hơi khó trả lời nhỉ? Mỗi công cụ sinh ra chắc chắn phải cải thiện hoặc khắc phục được nhược điểm của cái trước. Cho nên jj ắt hẳn phải làm được điều gì đó mà git chưa làm được nên mới nổi lên như vậy.

    Thật ra mình đã nghe nói đến jj từ vài tháng trước rồi, nhưng vào đọc thì toàn kiến thức cao siêu. Hoặc là đang mang nặng cái lối suy nghĩ của git vào trong đầu rồi nên chưa lĩnh hội ra được điều gì cả.

    Mình hay có kiểu cái gì đọc lần 1 mà không hiểu thì đọc tiếp lần 2, lần 2 không hiểu thì đọc tiếp lần 3... đến lần thứ n mà vẫn không hiểu thì bỏ. Cơ mà không phải là từ bỏ mà một thời gian sau đó quay lại đọc tiếp. Đến một lúc nào đó khả năng mình sẽ hiểu ra một ít vấn đề, thế mới tài 😆.

    Thì cái jj này có vẻ như nó đang mở ra được tính linh hoạt trong việc "cam kết" mã. Tưởng tượng bạn đang làm việc trên một dự án, đang ở nhánh này, muốn sang nhánh khác để sửa, nhưng mà lại đang viết dở ở nhánh này, thế là phải stash, rồi checkout, rồi commit, rồi merge hoặc rebase lại vào nhánh cũ... nhìn chung quá trình làm việc với git nghiêm ngặt đến mức cứng nhắc, cần nhiều thao tác để giải quyết một vấn đề, chưa kể cái cây commit (commit-tree) nữa thì ôi thôi, khỏi xem cho đỡ nhức mắt. Thế nên ông jj này đang làm cách nào đó để bạn khỏi cần phải quan tâm đến các nhánh luôn, sửa trực tiếp vào commit. Nghe ảo nhỉ 😂.

    Đấy mới lĩnh hội được đến đấy, hy vọng sau n lần đọc lại nữa mình sẽ viết được một bài chi tiết hơn về công cụ này.

    » Xem thêm
  • Gòi gòi tới công chiện gòi 🤤🤤🤤

    » Xem thêm

Vấn đề

Những phép tính phức tạp luôn làm Event Loop đau đầu bởi khi đó nó hoàn toàn bị chặn và gây ra tình trạng máy chủ không phản hồi trong một khoảng thời gian cho đến khi tính toán xong.

Nói vậy thì chẳng phải Node.js chịu thua trước những phép tính như vậy? Bài viết ngày hôm nay tôi xin phép trình bày 2 kĩ thuật để giải quyết một phần vấn đề này.

Partitioning

Hay còn gọi là "phân vùng", phương pháp này dựa trên nguyên lý chia nhỏ số lần thực hiện phép tính để đảm bảo tính luân phiên của Event Loop.

Ví dụ một phép tính trung bình cộng các số từ 1 đến n có độ phức tạp là O(n):

for (let i = 0; i < n; i++)
  sum += i;
let avg = sum / n;
console.log('avg: ' + avg);

Độ phức tạp cũng như chi phí sử dụng CPU sẽ tăng lên nếu như n tăng. Cũng là phép tính đó nhưng nếu áp dụng kĩ thuật Partitioning nó sẽ chia thành n bước không đồng bộ với chi phí thực hiện là O(1):

function asyncAvg(n, avgCB) {
  var sum = 0;
  function help(i, cb) {
    sum += i;
    if (i == n) {
      cb(sum);
      return;
    }

    setImmediate(help.bind(null, i+1, cb));
  }

  help(1, function(sum){
      var avg = sum/n;
      avgCB(avg);
  });
}

asyncAvg(n, function(avg){
  console.log('avg: ' + avg);
});

Partitioning sử dụng setImmediate để tính từng bước của vòng lặp một cách không đồng bộ, điều đó đảm bảo Event Loop sẽ không bị chặn bởi vì setImmediate được thực hiện ở pha "Check". Để tìm hiểu rõ hơn tôi khuyên bạn nên đọc lại bài viết Tìm hiểu về vòng lặp sự kiện (Event Loop) trong node.js. Hiểu một cách đơn giản đó là các phép tính được thực hiện trên mỗi một lần lặp của Event Loop.

Offloading

Nếu bạn làm một điều gì đó phức tạp hơn thì có lẽ Partitioning là chưa đủ. Event Loop chỉ có nhiệm sắp xếp lại thứ tự thực hiện công việc chứ không trực tiếp thực hiện chúng. Nên muốn tận dụng được bộ vi xử lý đa lõi hãy đưa những công việc cần xử lý ra khỏi Event Loop.

Có hai cách để áp dụng Offloading là:

Để tìm hiểu thêm các triển khai Worker Thread các bạn có thể xem bài viết về Worker threads là gì? Bạn đã biết khi nào thì sử dụng Worker threads trong node.js chưa?.

Tổng kết

Đối với các tác vụ đơn giản, như lặp qua các phần tử của một mảng dài tùy ý, Partitioning có thể là một lựa chọn tốt. Nếu logic tính toán của bạn phức tạp hơn, Offloading là một cách tiếp cận tốt hơn.

Kỹ thuật Offloading phải "chi trả" một phần chi phí liên tạc, tức là hành động kết nối giữa các đối tượng được tuần tự hóa giữa Event Loop và Worker Pool nhưng bù lại có thể tận dụng những nhiều lõi tính toán của CPU.

Tuy nhiên, nếu máy chủ của bạn chủ yếu dùng để tính các phép tính phức tạp, bạn nên suy nghĩ về việc liệu Node.js có thực sự phù hợp hay không. Node.js vượt trội đối với tác vụ I/O khhông đồng bộ, nhưng đối với tác vụ nặng về CPU nó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

Cao cấp
Hello

5 bài học sâu sắc

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Mỗi sản phẩm đi kèm với những câu chuyện. Thành công của người khác là nguồn cảm hứng cho nhiều người theo sau. 5 bài học rút ra được đã thay đổi con người tôi mãi mãi. Còn bạn? Hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (1)

Nội dung bình luận...
Avatar
Gin Na2 năm trước
Phép tính đc thực hiện trên mỗi lần lặp là sao ạ?
Trả lời
Avatar
Gin Na2 năm trước
@gif [3o6Zt6KHxJTbXCnSvu] Cảm ơn ad
Avatar
Xuân Hoài Tống2 năm trước
Bạn đọc lại bài viết&nbsp;https://2coffee.dev/bai-viet/tim-hieu-ve-vong-lap-su-kien-event-loop-trong-nodejs-8 này để biết thêm các event loop hoạt động nhé
Bấm hoặc cuộn mạnh để sang bài mới