Git Submodules và ứng dụng trong việc chia sẻ tài nguyên dùng chung

Git Submodules và ứng dụng trong việc chia sẻ tài nguyên dùng chung

Tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Hơn 1 tuần nay mình không đăng bài, không phải không có gì để viết mà đang tìm cách để phân phối nội dung có giá trị hơn trong thời đại AI đang bùng nổ mạnh mẽ như thế này.

    Như từ hồi đầu năm đã chia sẻ, số lượng người truy cập vào trang blog của mình đang dần ít đi. Khi xem thống kê, lượng người dùng trong 6 tháng đầu năm 2025 đã giảm 30% so với cùng kì năm ngoái, 15% so với 6 tháng cuối năm 2024. Như vậy một sự thật là người dùng đang rời bỏ dần đi. Nguyên nhân do đâu?

    Mình nghĩ lý do lớn nhất là thói quen của người dùng đã thay đổi. Họ tìm thấy blog chủ yếu qua các công cụ tìm kiếm, trong đó lớn nhất là Google. Gần 1/2 số lượng người dùng quay trở lại blog mà không cần thông qua bước tìm kiếm. Đó là một tín hiệu đáng mừng nhưng vẫn không đủ để tăng lượng người dùng mới. Chưa kể giờ đây, Google đã ra mắt tính năng AI Search Labs - tức là AI hiển thị luôn nội dung tổng hợp khi người dùng tìm kiếm, điều đó càng khiến cho khả năng người dùng truy cập vào trang web thấp hơn. Một điều thú vị là khi Search Labs được giới thiệu, thì các bài viết bằng tiếng Anh đã soán ngôi trong bảng xếp hạng truy cập nhiều nhất.

    Một bài viết của mình thường rất dài, có khi lên đến cả 2000 chữ. Mà để viết ra được một bài như thế tốn nhiều thời gian. Nhiều bài viết ra chẳng có ai đọc là điều bình thường. Mình biết và chấp nhận vì không phải ai cũng gặp phải vấn đề đang nói đến. Viết đối với mình như một cách để rèn luyện sự kiên nhẫn và cả tư duy. Viết ra mà giúp được cả ai đó là một điều tuyệt vời.

    Vậy nên mình đang nghĩ sẽ tập trung vào nội dung ngắn và trung bình để viết được nhiều hơn. Nội dung dài chỉ khi muốn viết chi tiết hoặc đi sâu về một chủ đề nào đó. Nên là đang tìm cách thiết kế lại trang blog. Mọi người cùng chờ nha 😄

    » Xem thêm
  • CloudFlare đã giới thiệu tính năng pay per crawl để tính phí cho mỗi lần AI "cào" dữ liệu trên trang web của bạn. Là sao ta 🤔?

    Mục đích của SEO là giúp các công cụ tìm kiếm nhìn thấy trang web. Khi người dùng tìm kiếm nội dung mà có liên quan thì nó hiển thị trang web của bạn ra kết quả tìm kiếm. Điều này gần như là đôi bên cùng có lợi khi Google giúp nhiều người biết đến trang web hơn, còn Google thì được nhiều người dùng hơn.

    Bây giờ cuộc chơi với các AI Agents thì lại khác. AI Agents phải chủ động đi tìm kiếm nguồn thông tin và tiện thể "cào" luôn dữ liệu của bạn về, rồi xào nấu hay làm gì đó mà chúng ta cũng chẳng thể biết được. Vậy đây gần như là cuộc chơi chỉ mang lại lợi ích cho 1 bên 🤔!?

    Nước đi của CloudFlare là bắt AI Agents phải trả tiền cho mỗi lần lấy dữ liệu từ trang web của bạn. Nếu không trả tiền thì tôi không cho ông đọc dữ liệu của tôi. Kiểu vậy. Hãy chờ thêm một thời gian nữa xem sao 🤓.

    » Xem thêm
  • Lúc khái niệm "Vibe Code" bùng nổ mình cũng tò và tìm hiểu xem nó là gì. Hoá ra là chỉ cách lập trình mới: Lập trình viên ra lệnh và để cho LLM tự viết mã. Sau đó là hàng loạt các bài viết nói về cách họ đã xây dựng ứng dụng mà không cần phải viết một dòng mã nào, hoặc 100% là do AI viết...

    Mình không có ý kiến gì vì mỗi người một sở thích. Nhưng nếu tiếp xúc với nhiều thông tin như vậy thì ít nhiều thế hệ lập trình viên mới sẽ "ám ảnh". Khi làm việc với ngôn ngữ lập trình, chúng ta đang tiếp xúc ở bề nổi rồi. Đằng sau đó còn nhiều lớp khác che giấu sự phức tạp. Ví dụ biết viết JavaScript nhưng có biết nó chạy như thế nào không 🤔? Trên thực tế bạn chẳng cần phải biết nó chạy như thế nào mà chỉ cần biết cú pháp là viết được chương trình chạy ngon ơ.

    LLMs giờ đây lại thêm một lớp ảo hoá cho việc viết mã. Tức là nơi chúng ta không cần trực tiếp viết mà là ra lệnh. Làm việc sẽ nhanh hơn nhưng khi gặp vấn đề thì nhiều khả năng phải vận dụng kiến thức của tầng thấp hơn để giải quyết.

    Mình dùng Cursor, nhưng tính năng thích nhất và dùng nhiều nhất là Autocomplete & Suggestions. Thi thoảng cũng dùng Agents để bảo nó viết tiếp đoạn mã đang dở, thường thì nó làm rất tốt. Hoặc khi gặp lỗi thì hỏi, có lúc giải quyết được, lúc thì không. Nhìn chung nó đang làm thay nhiệm vụ của Google & Stack Overflow, giúp tiết kiệm thời gian 😆

    LLMs như một cuốn bách khoa toàn thư rất khủng khiếp. Hỏi gì cũng biết, cũng trả lời được nhưng có một sự thật là nó chỉ là mô hình đoán chữ (đoán tokens). Thế nên nếu vấn đề phổ biến thì nó sẽ làm rất tốt, nhưng vấn đề ít phổ biến hơn thì nó lại rất tệ, hoặc thậm chí là đưa ra thông tin sai lệch, nhiễu... Tóm lại, cần phải biết cách khai thác thông tin, mà để biết thì buộc người dùng phải có một lượng kiến thức nhất định, tránh rơi vào cái bẫy thiên kiến uy quyền (tin tưởng tuyệt đối vào ai đó) hoặc thiên kiến xác nhận (xác nhận niềm tin sẵn có bằng cách chỉ tìm bằng chứng xác nhận niềm tin đó).

    Tại thấy bài viết này nên lại nổi hứng viết vài dòng 🤓 Why I'm Dialing Back My LLM Usage

    » Xem thêm

Vấn đề

Trình quản lý gói (Package Manager) được tích hợp hay được tạo ra và sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình là một cách hữu hiệu để chúng ta tái sử dụng mã được chia sẻ. Ví dụ như trong Javascript/Node.js có npm với hàng triệu packages được chia sẻ bởi rất nhiều lập trình viên trên thế giới. Mỗi khi cần gì, việc đầu tiên chúng ta thường làm là tìm xem có gói nào đáp ứng được nhu cầu để giảm thời gian phát triển phần mềm.

Việc chia sẻ các gói mà ai cũng có thể tìm kiếm và sử dụng đôi khi không phù hợp trong một số trường hợp, ví dụ chúng ta tạo ra các hàm tiện ích chỉ để sử dụng trong các dự án nội bộ của công ty hay cho riêng cá nhân mà không muốn chia sẻ với bất kì ai khác. Mặc dù nhiều trình quản lý gói cung cấp tính năng để "publish" các gói chia sẻ trong nội bộ, tuy nhiên điều đó vẫn có những hạn chế nhất định như chi phí, thời gian triển khai...

Trong git, có một tính năng gọi là submodule có thể giúp chúng ta giải quyết được trường hợp cần chia sẻ thư mục hoặc các tệp tin với nhau trong các repository, qua đó chúng ta không cần phải tốn nhiều công sức để chia sẻ những đoạn mã tiện ích giữa các dự án với nhau nữa. Chi tiết như thế nào thì hãy đọc tiếp bài viết dưới đây nhé.

Git submodule là gì?

Git Submodule là một tính năng mạnh mẽ trong Git cho phép thêm và quản lý các repository khác trong repository của bạn. Nó cung cấp một cách để tích hợp và theo dõi các phụ thuộc mã nguồn bên ngoài một cách dễ dàng.

Về cơ bản, một submodule là một kho lưu trữ Git được nhúng trong một kho lưu trữ Git khác. Nó hoạt động như một con trỏ chỉ đến một commit cụ thể trong một kho lưu trữ bên ngoài. Bằng cách sử dụng submodule, bạn có thể thêm và sử dụng thư viện mã nguồn bên ngoài, framework hoặc bất kỳ dự án nào khác như một thành phần của dự án.

Cách đơn giản nhất để hình dung submodule hoạt động là chia sẻ những đoạn mã dùng chung trong các dự án. Ví dụ, bạn tạo ra một repository chỉ chứa các tệp với các hàm tiện ích (utils), sau đó muốn sử dụng chúng trong một dự án khác thì chỉ cần tạo một thư mục liên kết đến repository tiện ích.

git submodules work

Việc tận dụng submodule mang lại cho chúng ta nhiều sự tiện lợi trong cộng tác và tái sử dụng mã, vì các submodule cũng là một kho lưu trữ git nên nó có thể được phát triển thêm tính năng, sửa lỗi, bảo trì... như các dự án thông thường khác. Khi muốn nhận thay đổi, chỉ cần một thao tác pull submodule về để lấy về mã mới nhất. Thậm chí chúng ta còn có thể tham gia phát triển submodule ngay trong dự án đang liên kết đến nó bằng cách truy cập vào thư mục chứa submodule và commit như bình thường.

Ứng dụng trong việc chia sẻ tài nguyên dùng chung

Giả sử chúng ta đang ở thư mục dự án A và muốn thêm submodule là B có url: https://git-hub.com/2coffee/awesomelibrary

Thêm một submodule bằng lệnh add:

$ git submodule add https://git-hub.com/2coffee/awesomelibrary

Kiểm tra lệnh trên vừa làm gì:

$ git status

On branch main

No commits yet

Changes to be committed:
  (use "git rm --cached <file>..." to unstage)

 new file:   .gitmodules
 new file:   awesomelibrary

Git báo có 2 tệp mới được thêm vào, nó chứa chỉ dẫn cho submodule được liên kết.

Hãy thử mở file .gitmodules ra bạn sẽ thấy nội dung trông giống như là:

[submodule "awesomelibrary"]
 path = awesomelibrary
 url = https://git-hub.com/2coffee/awesomelibrary

Ngay bây giờ bạn có thể kiểm tra thư mục awesomelibrary và sử dụng các đoạn mã trong đó như nó thuộc về project.

Tổng kết

Bên cạnh việc sao chép mã hay đóng gói mã thành thư viện để sử dụng trong một dự án nội bộ khác, chúng ta còn có thêm một cách nữa là sử dụng git submodule. Nó đơn giản là liên kết một dự án git khác vào một thư mục nào đó trong project hiện tại, qua đó có thể thoải mái nhận những thay đổi mới nhất từ nó mà không cần phải làm thêm nhiều bước.

Tham khảo:

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Trịnh Cường2 năm trước

quá muộn rồi bạn ạ, giờ làm cái mới thì dùng, chứ giờ src phình to quá ko refactor lại đc nữa

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống2 năm trước

Vậy thì phải để dành cho dự án sau rồi ạ

Avatar
Trịnh Cường2 năm trước

hay đấy bạn ơi, giờ mình mới biết. trước giờ toàn npm publish để làm src dùng chung

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống2 năm trước

Giờ thì bạn có thể sử dụng git submodules để làm điều đó rồi :D