Figma và những lợi ích đối với lập trình viên BE

Figma và những lợi ích đối với lập trình viên BE

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Puppeteer thì chắc ai cũng biết rồi - Một thư viện JavaScript cung cấp API cấp cao để điều khiển Chrome hoặc Firefox. Thường thì nó sẽ mở trình duyệt trên máy tính để chạy tác vụ tự động. Cơ mà mới đây steel-browser được giới thiệu để đưa Puppeteer lên đám mây. Tức là thay vì mở trình duyệt trên máy thì mở trình duyệt trên đám mây.

    Cách làm cũng đơn giản, chỉ cần sửa lại một chút đoạn khởi chạy:

    const browser = await puppeteer.launch({...});

    Thành:

    const browser = await puppeteer.connect({ browserWSEndpoint: 'wss://connect.steel.dev?apiKey=MY_STEEL_API_KEY', });

    À phiên bản miễn phí thì đang giới hạn 100 giờ chạy mỗi tháng á các bạn 😄

    » Xem thêm
  • Đây! Một vấn đề mà từ xưa đến nay mình cứ thắc mắc mãi, và cho đến hôm qua thì mọi thứ đã sáng tỏ.

    Bình thường mọi người dùng height: 100vh để đặt chiều cao bằng với viewport của màn hình. Trên máy tính thì không vấn đề gì, thậm chí giả lập kích thước của điện thoại thông minh thì mọi thứ vẩn ổn. Nhưng khi mở trên điện thoại thì height 100vh lúc nào cũng vượt quá viewport. Ủa!? Là sao???

    Lý giải cho điều này là do trên thiết bị di động có cách tính viewport khác với máy tính. Nó thường bị can thiệp hay ảnh hưởng bởi thanh địa chỉ, thanh điều hướng của nền tảng mà bạn đang sử dụng. Vậy nên nếu muốn 100vh trên di động đúng bằng viewport thì cần phải làm thêm một bước thiết lập lại viewport.

    Dễ lắm, đầu tiên cần tạo một css variable --vh ở ngay thẻ script đầu trang.

    function updateViewportHeight() { const viewportHeight = globalThis.innerHeight; document.documentElement.style.setProperty('--vh', `${viewportHeight * 0.01}px`); } updateViewportHeight(); window.addEventListener('resize', updateViewportHeight);

    Sau đó thay vì dùng height: 100vh thì chuyển thành height: calc(var(--vh, 1vh) * 100). Thế là xong.

    » Xem thêm
  • Cả ngày hôm nay mình dành thời gian để làm giao diện tiếp thị cho gói hội viên của 2coffee.dev. Vậy là cuối cùng thì cũng chính thức đi vào vào con đường mà 5 năm trước cũng không ngờ đến được: "Bán một cái gì đó". Người ta thường nói "Cho đi để nhận lại", bên cạnh đó cũng có câu "Nếu giỏi một cái gì đó, đừng làm nó miễn phí". Nếu theo dõi đủ lâu, bạn đọc sẽ thấy chẳng có gì mình giấu giếm. Biết gì viết nấy, và đôi khi nhờ viết ra mà nhận lại được sự góp ý của độc giả. Từ đó giúp mình hoàn thiện bản thân nhiều hơn.

    Membership là tính năng mà mình sắp sửa giới thiệu. Trở thành hội viên của blog, bạn sẽ có một số đặc quyền nhất định, ví dụ như truy cập vào các bài viết chỉ dành riêng cho hội viên. Các bài viết này về các chủ đề chuyên sâu và được hệ thống hoá sao cho dễ đọc và dễ nắm bắt nhất. Qua đó cung cấp thêm nhiều kiến thức và trau dồi kỹ năng cho bạn đọc.

    Để đạt được đến ngày hôm nay là công rất lớn của các bạn đọc giả, của những người yêu mến 2coffee.dev. Nhờ các bạn mà blog mới có ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bản thân mình cũng phải thay đổi liên tục, phải vượt ra khỏi vùng an toàn, làm những điều mà trước nay không dám. Dù sao đi nữa thì đây cũng mới là khởi đầu cho mọi sự gian nan. Nhưng đừng bao giờ nản nha các bạn ơi 😄

    » Xem thêm

Vấn đề

Nếu là một Developer trong ngành phát triển sản phẩm thì chắc hẳn mọi người không còn xa lạ gì với những bản thiết kế tính năng sản phẩm trên công cụ Figma. Thông qua hình ảnh trực quan đó mà chúng ta có thể dễ dàng trao đổi và làm việc với nhau một cách hiệu quả hơn.

Để tạo ra được những bản thiết kế như vậy đòi hỏi người thiết kế phải biết nhiều kiến thức về đồ họa và kĩ năng về UI/UX. Xuất thân là một dân Dev phải nói thật Figma ban đầu khá khó để sử dụng đối với tôi. Nhưng vì phát hiện ra tiềm năng mà Figma mang lại buộc tôi phải tự thân vận động để học cách sử dụng nó.

Vậy thì một dân Dev như tôi thì cần gì đến Figma nhỉ? Bài viết hôm nay tôi xin chia sẻ góc nhìn của tôi về việc tại sao Dev nên biết dùng Figma nhé.

Tại sao cần dùng Figma

Tại sao cần dùng Figma

Trước tiên, nếu bạn chưa biết Figma dùng để làm gì thì nó là một phần mềm biên tập đồ họa vector và dựng prototype. Figma tập trung hỗ trợ công việc thiết kế giao diện người dùng (User Interface) và trải nghiệm người dùng (User Experience), chú trọng khả năng cộng tác theo thời gian thực.

Chính khả năng thiết kế UI/UX là điều tôi cần để tạo ra giao diện tính năng mới cho trang blog của mình. Trước đây tôi từng thử nhiều cách như vẽ ra giấy, sử dụng các trang web tạo wireframe online... nhưng các phương pháp đó chỉ giải quyết được một phần nhu cầu của tôi, hơn nữa chúng cũng bộc lộ ra những khuyết điểm. Ví dụ như vẽ ra giấy thì nhanh nhưng khi chỉnh sửa lại khó, không đầy đủ và chi tiết như đồ họa máy tính được. Còn wireframe chỉ giúp tôi tạo ra bố cục còn về mặt đồ họa chi tiết thì không làm được.

Figma là công cụ giúp tôi khắc phục được những hạn chế trên. Tôi có thể dựng wireframe và thoải mái chỉnh sửa một cách nhanh chóng. Thậm chí tôi còn có thể tạo ra một bản thiết kế một màn hình hoàn chỉnh cho trang blog của mình. Sau khi đã ưng ý tôi gửi chúng cho một vài người nhờ họ nhận xét. Mọi thứ ổn thỏa thì tôi triển khai thiết kế thành mã HTML.

Donate cho Hoài

Hiện tại kĩ năng sử dụng figma của tôi chỉ ở mức cơ bản. Kiến thức tôi học được chủ yếu là đọc tài liệu trên trang của Figma và xem video hướng dẫn của họ trên Youtube.

Ứng dụng Match

Tại sao nên biết cách dùng

Có một số lợi ích mà tôi nhận được khi biết sử dụng công cụ Figma.

Tiếp xúc với Figma bạn cũng gián tiếp tiếp xúc với hàng ngàn mẫu thiết kế có sẵn trên nền tảng này. Đó là những mẫu thiết kế được mọi người dùng nền tảng này chia sẻ. Có những mẫu thiết kế chi tiết đến mức hoàn chỉnh, cũng có những mẫu thiết kế ở mức component để chúng ta tái sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian & công sức khi tìm nguồn cảm hứng thiết kế mới, hơn nữa nếu không thành tạo thiết kế thì có thể sử dụng luôn các mẫu component sẵn có.

Hiện thực hóa suy nghĩ thành hình ảnh để nhanh chóng thấy được kết quả thông qua các bản thiết kế, đánh giá & sửa chữa chúng cho đến khi cảm thấy mọi thứ ổn thỏa. Thay vì ngồi tưởng tượng ra trong đầu thì giờ đây biến nó lên Figma. Bạn cũng có thể nhanh chóng nhìn thấy được kết quả của mình để từ đó tạo động lực phát triển hơn nữa.

Thông qua Figma, chúng ta dễ dàng chia sẻ thiết kế của mình với người khác cho họ xem hoặc nhờ họ đánh giá hay góp ý. Những bản thiết kế trông có vẻ "hoàn mỹ" trong mắt người sáng tạo nhưng đôi khi những người ngoài cuộc sẽ nhanh chóng phát hiện ra "tiểu tiết" mà chúng ta không ngờ tới. Hay đơn giản là đang bị quá tập trung vào một chi tiết khác mà không để ý đến. Nhờ đó giúp bạn nhanh chóng nhận ra và sửa đổi cho thiết kế hoàn thiện hơn.

Ngoài việc tạo ra những bản thiết kết web/mobile... Figma còn làm được những công việc khác như thiết kế logo, icon... Nếu học được cách thiết kế bạn có thể tự do sáng tạo ra những sản phẩm mang đậm phong cách bạn thích mà không phụ thuộc vào bất kì ai.

Dĩ nhiên sử dụng Figma đòi hỏi phải có kiến thức về UI/UX, còn nếu không biết thì Figma buộc bạn phải rèn luyện kĩ năng UI/UX, thẩm mỹ bằng cách liên tục thực hành và khám phá. Liên tục cập nhật những xu hướng thiết kế mới theo kịp với thời đại, kéo theo đó là nâng cao trải nghiệm người dùng trên các sản phẩm mà bạn tham gia phát triển.

Tổng kết

Bài viết trên đây tôi đã trình bày ra lý do vì sao một Developer như tôi lại chọn cách học cách dùng Figma. Đối với bạn hoặc người khác thì Figma có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nữa. Hy vọng sau bài viết này những Developer đang trên đường chinh phục Figma hay những người thiết kế chuyên nghiệp có thể chia sẻ cho tôi cùng mọi người về kinh nghiệm học & sử dụng Figma của mình hơn nữa!

Cao cấp
Hello

Bí mật ngăn xếp của Blog

Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!

Là một lập trình viên, bạn có tò mò về bí mật công nghệ hay những khoản nợ kỹ thuật về trang blog này? Tất cả bí mật sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây. Còn chờ đợi gì nữa, hãy bấm vào ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...