"Docker hóa" ứng dụng viết bằng Node.js

"Docker hóa" ứng dụng viết bằng Node.js

Những mẩu tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Mọi người đã nghe nói đến Jujutsu - jj - một dạng quản lý phiên bản cho mã nguồn (version control system) chưa? Có vẻ như nó đang nhận được nhiều sự quan tâm.

    Chờ xíu! Chẳng phải git đã quá tốt rồi sao? Thế thì chế ra thằng jj để làm gì nữa? Cũng hơi khó trả lời nhỉ? Mỗi công cụ sinh ra chắc chắn phải cải thiện hoặc khắc phục được nhược điểm của cái trước. Cho nên jj ắt hẳn phải làm được điều gì đó mà git chưa làm được nên mới nổi lên như vậy.

    Thật ra mình đã nghe nói đến jj từ vài tháng trước rồi, nhưng vào đọc thì toàn kiến thức cao siêu. Hoặc là đang mang nặng cái lối suy nghĩ của git vào trong đầu rồi nên chưa lĩnh hội ra được điều gì cả.

    Mình hay có kiểu cái gì đọc lần 1 mà không hiểu thì đọc tiếp lần 2, lần 2 không hiểu thì đọc tiếp lần 3... đến lần thứ n mà vẫn không hiểu thì bỏ. Cơ mà không phải là từ bỏ mà một thời gian sau đó quay lại đọc tiếp. Đến một lúc nào đó khả năng mình sẽ hiểu ra một ít vấn đề, thế mới tài 😆.

    Thì cái jj này có vẻ như nó đang mở ra được tính linh hoạt trong việc "cam kết" mã. Tưởng tượng bạn đang làm việc trên một dự án, đang ở nhánh này, muốn sang nhánh khác để sửa, nhưng mà lại đang viết dở ở nhánh này, thế là phải stash, rồi checkout, rồi commit, rồi merge hoặc rebase lại vào nhánh cũ... nhìn chung quá trình làm việc với git nghiêm ngặt đến mức cứng nhắc, cần nhiều thao tác để giải quyết một vấn đề, chưa kể cái cây commit (commit-tree) nữa thì ôi thôi, khỏi xem cho đỡ nhức mắt. Thế nên ông jj này đang làm cách nào đó để bạn khỏi cần phải quan tâm đến các nhánh luôn, sửa trực tiếp vào commit. Nghe ảo nhỉ 😂.

    Đấy mới lĩnh hội được đến đấy, hy vọng sau n lần đọc lại nữa mình sẽ viết được một bài chi tiết hơn về công cụ này.

    » Xem thêm
  • Gòi gòi tới công chiện gòi 🤤🤤🤤

    » Xem thêm
  • Không biết blog được dẫn nguồn từ trang cà phê nào hay sao mà vài ba hôm trở lại đây thấy nhiều người tìm kiếm cà phê thế không biết 🤔.

    Tìm cả cách pha với tìm cả loại hạt, khổ nỗi họ tìm lại không ra bài viết nào vì mình chưa có viết đến mấy trường hợp đó. Phải chăng là ý trời 😀🙏

    » Xem thêm

Vấn đề

Có nhiều cách để triển khai một ứng dụng viết bằng Node.js trong thực tế. Đơn giản nhất chỉ cần chạy lệnh node index.js là đã có thể khởi động được. Ngoài ra, để giữ được ứng dụng chạy mãi thì chúng ta phải cần đến một công cụ quản lý tiến trình, ví dụ như pm2.

Sử dụng pm2 để khởi tạo một tiến trình Node và giữ nó chạy mãi cho đến khi chủ động tắt. Ngoài ra, nó còn cho phép chúng ta scale ứng dụng như từ 1 instance lên 2, 3, 4... instance, miễn là máy chủ của bạn đủ khỏe để có thể "cân" được hết. pm2 cũng mang đến rất nhiều tính năng khác mà bạn có thể khám phá thêm tại trang tài liệu của nó.

Gần đây từ khóa "Docker hóa" hay "Container hóa" đang nổi lên trong cộng đồng mạng, nói đơn giản đó là việc "đóng gói" ứng dụng lại vào "1 file" duy nhất được gọi là Image. Ứng dụng sau khi được đóng gói thì có thể khởi chạy bằng Docker chỉ bằng một vài lệnh.

Cho dễ hình dung, hay thử tưởng tượng các bước để triển khai một ứng dụng Node lên server. Đầu tiên chúng ta cần cài đặt Node.js, clone source code về rồi cài đặt các gói phụ thuộc bằng npm install, sau đó npm run build nếu ứng dụng yêu cầu, thêm cấu hình các biến môi trường ví dụ như trong file .env, cuối cùng sử dụng pm2 để khởi động. Trải qua khá là nhiều bước, chưa kể đối với những ứng dụng phức tạp hơn thì số bước còn có thể dài hơn, hoặc chẳng may một bước thao tác nào đó bị lỗi thì kéo theo sau đó là cả một quá trình sửa lỗi. Bằng cách "container hóa", bạn sẽ rút ngắn được quá trình này đi một cách đáng kể. Có thể chỉ cần 2 bước pull Image về, sử dụng Docker hay bất kì trình quản lý container nào để khởi động là xong.

Hơn nữa, quá trình "Docker hóa" này còn đảm bảo cho việc "đồng nhất" ứng dụng của bạn trong nhiều môi trường khác nhau. Ví dụ sau khi Docker hóa, bạn có thể sử dụng Image đó khởi động trong môi trường Windows, Linux/Unix, Mac... mà hầu như không cần phải quan tâm đến cấu hình trong từng môi trường cụ thể.

Có rất nhiều điều cần khám phá nếu là một người mới, vì thế bài viết ngày hôm nay là hướng dẫn Docker hóa một ứng dụng Node và chạy nó bằng Docker đơn giản nhất có thể. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hình dung ra được một quy trình để Docker hóa ứng dụng, từ đó làm tiền đề cho quá trình đi sâu vào chi tiết sau này.

Tạo Dockerfile

Dockerfile là một tệp văn bản hướng dẫn Docker tạo ra một Image. Từ Image sẽ khởi tạo được container và chạy ứng dụng.

Giả sử thư mục chứa ứng dụng của bạn hiện tại là /src/my-app, trong đó file package.json có nội dung giống như dưới đây:

{
  "name": "my-node-app",
  "version": "1.0.0",
  "description": "Node.js on Docker",
  "author": "First Last <[email protected]>",
  "main": "index.js",
  "scripts": {
    "start": "node index.js"
  },
  "dependencies": {
    "express": "^4.16.1"
  }
}

Và một file index.js để khởi tạo một http server ở cổng 8080:

'use strict';

const express = require('express');

// Constants
const PORT = 8080;
const HOST = '0.0.0.0';

// App
const app = express();
app.get('/', (req, res) => {
  res.send('Hello World');
});

app.listen(PORT, HOST, () => {
  console.log(`Running on http://${HOST}:${PORT}`);
});

Thử chạy bằng node index.js sẽ thấy nội dung in ra trong console:

$ node index.js
Running on http://0.0.0.0:8080

Tạo một file Dockerfile có nội dung:

FROM node:16

WORKDIR /usr/src/app

COPY package*.json ./

RUN npm install

COPY . .

EXPOSE 8080
CMD [ "node", "index.js" ]

Nếu thấy nội dung từng dòng quá lạ lẫm, có thể bạn cần đọc thêm kiến thức cơ bản về Dockerfile hoặc tham khảo Creating a Dockerfile.

Build Docker Image

Sau khi có Dockerfile, chúng ta sử dụng Docker để build Image. Rất đơn giản, di chuyển terminal vào thư mục chứa Dockerfile và sử dụng lệnh build:

$ docker build . -t my-node-app

Với my-node-app là tên Image tự chọn sau khi build.

Chạy ứng dụng từ Image

Cuối cùng, thử khởi động ứng dụng của bạn lên bằng Docker thông qua câu lệnh run. Bằng cách sử dụng thêm cờ -d sẽ giúp ứng dụng của bạn chạy trong nền (thoát terminal ra không bị tắt ứng dụng).

$ docker run -p 8080:8080 -d my-node-app

Để xem được logs của ứng dụng:

$ docker logs my-node-app
Running on http://localhost:8080

Thử dùng curl gọi vào http://localhost:8080 để xem kết quả:

$ curl http://localhost:8080
Hello World

Tắt ứng dụng

Bạn cũng có thể dễ dàng đóng ứng dụng bằng lệnh kill hoặc stop.

$ docker kill my-node-app
# hoặc
$ docker stop my-node-app

Tổng kết

"Docker hóa" ứng dụng Node.js là quá trình đóng gói ứng dụng của bạn lại thành một Image để cho các trình quản lý Container dễ dàng khởi động và quản lý. Bằng cách này, bạn có thể giảm thiểu được số bước trong khi triển khai ứng dụng hoặc quá trình tự động hóa. Hơn nữa, nó còn giúp đơn giản quá trình cài đặt môi trường chạy mã trong các nền tảng khác nhau như Windows, Linux/Unix, Mac...

Tài liệu tham khảo:

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (0)

Nội dung bình luận...
Bấm hoặc cuộn mạnh để sang bài mới