Điểm lại những tính năng sắp có của Javascript trong ECMAScript 2022 (ES13)

Điểm lại những tính năng sắp có của Javascript trong ECMAScript 2022 (ES13)

Tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Đây là bài viết thứ 366, có nghĩa là mình đã duy trì được việc mỗi ngày một bài trong chuyên mục Threads 1 năm rồi đấy mọi người. Tuy rằng không phải ngày nào cũng viết vì nhiều hôm mình bận, quên thì hôm sau là lên bài bù, mục đích là để cam kết với độc giả, ấy vậy mà quay đi quay lại đã một năm trôi qua rồi. Nhanh thật 😃

    À mai, kia, ngày kìa nữa mình đi du lịch nên chắc không lên bài cho mọi người được. Về rồi mình lên sau nhé 😅. Cảm ơn!

    » Xem thêm
  • Hơn 1 tuần nay mình không đăng bài, không phải không có gì để viết mà đang tìm cách để phân phối nội dung có giá trị hơn trong thời đại AI đang bùng nổ mạnh mẽ như thế này.

    Như từ hồi đầu năm đã chia sẻ, số lượng người truy cập vào trang blog của mình đang dần ít đi. Khi xem thống kê, lượng người dùng trong 6 tháng đầu năm 2025 đã giảm 30% so với cùng kì năm ngoái, 15% so với 6 tháng cuối năm 2024. Như vậy một sự thật là người dùng đang rời bỏ dần đi. Nguyên nhân do đâu?

    Mình nghĩ lý do lớn nhất là thói quen của người dùng đã thay đổi. Họ tìm thấy blog chủ yếu qua các công cụ tìm kiếm, trong đó lớn nhất là Google. Gần 1/2 số lượng người dùng quay trở lại blog mà không cần thông qua bước tìm kiếm. Đó là một tín hiệu đáng mừng nhưng vẫn không đủ để tăng lượng người dùng mới. Chưa kể giờ đây, Google đã ra mắt tính năng AI Search Labs - tức là AI hiển thị luôn nội dung tổng hợp khi người dùng tìm kiếm, điều đó càng khiến cho khả năng người dùng truy cập vào trang web thấp hơn. Một điều thú vị là khi Search Labs được giới thiệu, thì các bài viết bằng tiếng Anh đã soán ngôi trong bảng xếp hạng truy cập nhiều nhất.

    Một bài viết của mình thường rất dài, có khi lên đến cả 2000 chữ. Mà để viết ra được một bài như thế tốn nhiều thời gian. Nhiều bài viết ra chẳng có ai đọc là điều bình thường. Mình biết và chấp nhận vì không phải ai cũng gặp phải vấn đề đang nói đến. Viết đối với mình như một cách để rèn luyện sự kiên nhẫn và cả tư duy. Viết ra mà giúp được cả ai đó là một điều tuyệt vời.

    Vậy nên mình đang nghĩ sẽ tập trung vào nội dung ngắn và trung bình để viết được nhiều hơn. Nội dung dài chỉ khi muốn viết chi tiết hoặc đi sâu về một chủ đề nào đó. Nên là đang tìm cách thiết kế lại trang blog. Mọi người cùng chờ nha 😄

    » Xem thêm
  • CloudFlare đã giới thiệu tính năng pay per crawl để tính phí cho mỗi lần AI "cào" dữ liệu trên trang web của bạn. Là sao ta 🤔?

    Mục đích của SEO là giúp các công cụ tìm kiếm nhìn thấy trang web. Khi người dùng tìm kiếm nội dung mà có liên quan thì nó hiển thị trang web của bạn ra kết quả tìm kiếm. Điều này gần như là đôi bên cùng có lợi khi Google giúp nhiều người biết đến trang web hơn, còn Google thì được nhiều người dùng hơn.

    Bây giờ cuộc chơi với các AI Agents thì lại khác. AI Agents phải chủ động đi tìm kiếm nguồn thông tin và tiện thể "cào" luôn dữ liệu của bạn về, rồi xào nấu hay làm gì đó mà chúng ta cũng chẳng thể biết được. Vậy đây gần như là cuộc chơi chỉ mang lại lợi ích cho 1 bên 🤔!?

    Nước đi của CloudFlare là bắt AI Agents phải trả tiền cho mỗi lần lấy dữ liệu từ trang web của bạn. Nếu không trả tiền thì tôi không cho ông đọc dữ liệu của tôi. Kiểu vậy. Hãy chờ thêm một thời gian nữa xem sao 🤓.

    » Xem thêm

Vấn đề

Đến hẹn lại lên, kể từ năm 2016 ECMAScript đã cam kết mỗi năm sẽ phát hành một phiên bản của Javascript với những cải tiến và thêm những tính năng mới. Đến hiện tại là năm 2022 và chúng ta sắp có những tính năng gì? Hãy cũng điểm lại một số điểm nổi bật nhé.

Private slots

Javascript đã hỗ trợ cú pháp kiểu khai báo Class đã lâu tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót. Một trong những tính năng ES13 mang tới sẽ là thuộc tính private của Class.

class Person {
  #name;

  getName() {
      return this.#name;
  }

  setName(name) {
      this.#name = name;
  }
}

Với Private slots bạn sẽ không thể tự do truy cập vào thuộc tính name nữa mà phải thông qua get/set.

const p = new Person();
p.setName('2coffee.dev');
p.name; // undefined
p.getName(); // 2coffee.dev

Ngoài ra bạn có thể sử dụng hàm Object.hasOwn để xác định xem một Class có chứa một thuộc tính private xác định hay không.

Object.hasOwn(Person, 'name'); // true

Top-level await

Nếu như trước kia bạn muốn sử dụng await thì bắt buộc phải sử dụng trong một hàm async thì bây giờ bạn đã có thể sử dụng await ở bên ngoài async (top-level).

async function fetchData() {
  const resp = await fetch('https://jsonplaceholder.typicode.com/users');
  return resp.json();
}
fetchData();

# Bây giờ thì
const resp = await fetch('https://jsonplaceholder.typicode.com/users');
resp.json();

Ngoài ra tính năng này rất hữu ích với cú pháp import, như chúng ta đã biết import được thực hiện một cách bất đồng bộ giúp cho việc "tải" module nhanh hơn nhưng lại có một hạn chế là chúng ta phải viết nhiều mã hơn để đợi cho đến khi module được tải xong mới có thể sẵn sàng sử dụng các hàm có ở trong đó. Với ES13 cú pháp import sẽ hoạt động "như" đồng bộ bằng việc dùng Promise.all cho tất cả import.

Giả sử hai module first.mjs và second.mjs có export các hàm bất đồng bộ ví dụ như:

# first.mjs
async function first() {
  return new Promise((resolve, reject) => {
    setTimeout(() => {
      resolve('first');
    }, 1000);
  });
}

export default first();

Sau đó sử dụng hai module trên:

import { first } from './first.mjs';
import { second } from './second.mjs';
console.log(first, second);

# sẽ tương tương như
import { promise as firstPromise, first } from './first.mjs';
import { promise as secondPromise, second } from './second.mjs';
export const promise = (async () => {
  await Promise.all([firstPromise, secondPromise]);
  console.log(first, second);
})();

Error Cause

Error cause là một cách tiếp cận mới về việc truy vết xử lý lỗi trong Javascript.
Hãy nhìn vào lấy dữ liệu sau của tôi:

const fetchData = async () => {
  return await fetch(url)
    .catch(err => {
       // Bạn sẽ làm gì với err?
    })
}

Bạn sẽ làm gì với err? Console.log ra err và ném (throw) ra một message thông báo "lấy dữ liệu thất bại"!?

const fetchData = async () => {
  return await fetch(url)
    .catch(err => {
       console.log(err);
       throw new Error('lấy dữ liệu thất bại');
    })
}

Khi gọi hàm fetchData mà có lỗi ta sẽ nhận được new Error('lấy dữ liệu thất bại') mà không thể nhận được err, đặc biệt nếu sử dụng fetchData lồng trong nhiều catch thì việc truy vết lỗi sẽ khó khăn bởi vì kết quả nhận được là một thông báo lỗi khác mà ta mong muốn chứ không phải là một err.

Giờ đây với ES13 bạn có thể sử dụng Error Cause để vừa đẩy ra new Error('lấy dữ liệu thất bại'), vừa đính kèm luôn cả err:

const fetchData = async () => {
  return await fetch(url)
    .catch(err => {
       throw new Error('lấy dữ liệu thất bại', { cause: err });
    })
}

Khi đó ta có thể lấy ra err trong fetchData theo cách:

try {
  resp = await fetchData();
  ...
} catch(e) {
  console.log('cause', e.cause);
}

Phương thức .at()

Sử dụng phương thức .at() để lấy ra phần tử tại vị trí index được gọi. Đặc biệt sử dụng index âm để lấy vị trí từ phải sang trái.

['a', 'b', 'c'].at(0); // a
['a', 'b', 'c'].at(-1); // c

Áp dụng cho tất cả Array và String.

RegExp match indices

Thêm flag /d vào regex để lấy ra vị trí bắt đầu - kết thúc của chuỗi tìm được. Vị trí này nằm trong thuộc tính indices.

const matchObj = /(a+)(b+)/d.exec('aaaabb');
console.log(matchObj.indices); // [[0, 6], [0, 4], [4, 6]]

Tổng kết

Trên đây là điểm lại một số điểm nổi bật sẽ phát hành trong ECMAScript 2022. Dự kiến ES13 sẽ được phát hành vào khoảng tháng 6/2022. Hãy cập nhật ngay!

Tham khảo:

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Tiến Đức3 năm trước

Chỗ error kia hơi khó hiểu nhỉ

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống3 năm trước

B đọc kĩ lại xem chẳng qua là mình có thể "gắn" được error kèm trong lúc trả về error thôi :D

Avatar
Trịnh Thị Anh3 năm trước

Có ai đọc mãi mà không hiểu vụ import không ạ? Chắc mỗi t

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống3 năm trước

import là một cú pháp nhập một module theo cách bất đồng bộ vào file của bạn, chính vì bất đồng bộ nên trước kia bạn cần phải "chờ" cho mã được import xong hoàn toàn mới bắt đầu dùng được

Avatar
Tùng Nguyễn3 năm trước

import chạy bất đồng bộ, h c dùng await vào thì nó sẽ đồng bộ kiểu thế