Đàm đạo về ORM và Query Builder - Sequelize vs Knex!!!

Đàm đạo về ORM và Query Builder - Sequelize vs Knex!!!

Threads
  • Tin vui đầu ngày. Github vừa công bố rộng rãi GitHub Models đến tất cả mọi người. Nếu còn nhớ cách đây hơn 2 tháng trước, Github có chương trình đăng ký dùng thử các models của LLMs, và trường hợp của mình thì phải một tháng sau mới được duyệt cho dùng. Thì giờ đây họ đã cho mọi người dùng Github có quyền truy cập vào rồi, không cần phải đăng ký gì nữa 🥳

    GitHub Models đang là phao cứu sinh cho mình trong khi xây dựng trang blog này 😆

    GitHub Models is now available in public preview | Github Blog

    » Xem thêm
  • Hôm trước mình thấy repository này dùng TauriSvelte để viết lại ứng dụng kiểu như là Task Manager trên Window hay Monitor trên Mac á. Tò mò tải về xem thử thì bất ngờ thứ nhất là dung lượng rất nhỏ, chỉ vài MB. Tiếp theo là tốc độ khởi động cũng rất nhanh mà ứng dụng cũng rất mượt nữa chứ 🫣

    Abdenasser/neohtop

    » Xem thêm
  • Tuôi" để ý là cứ đợt nào ham đọc cái là lại lười viết, tuần nay tuôi đang đọc một lúc 3 cuốn, à phải là đọc 2 và nghe 1.

    Cuốn sách ám ảnh nhất đến thời điểm hiện tại: Đại dương đen - thuật lại 12 câu chuyện của 12 người mắc bệnh trầm cảm. Thần kinh vững, nhưng mới đọc 2 câu truyện đầu thôi mà cảm giác ngộp thở, bứt rứt thật khó tả 😰

    Câu chuyện tiếp theo đó thì mang lại cảm giác dễ thở hơn vì họ kiểm soát được bản thân. Nhưng sang tiếp câu chuyện thứ 4, thứ 5 thì lại như một có một bàn tay siết họng mình lại. Không thể nhắm mắt mà nghe được á, có gì đó rất đáng sợ.

    Một câu mà mình cảm thấy ám ảnh nhất là khi ba mẹ của người mắc trầm cảm luôn miệng hỏi tại sao con lại như thế mỗi khi sắp lên cơn và gào thét. Họ chỉ đành bất lực trả lời là "Làm sao mà con biết! Cũng giống như hỏi một người bị ốm là tại sao lại ốm? Làm sao mà biết được chứ! Có ai muốn đâu!".

    » Xem thêm

Vấn đề

Trong dự án bất kể chúng ta sử dụng loại cơ sở dữ liệu nào thì việc lựa chọn một thư viện (client) hỗ trợ kết nối và truy vấn dữ liệu là một điều hết sức cần thiết.

Có 3 phương pháp phổ biến mà các thư viện hỗ trợ truy vấn dữ liệu đó là Raw Query, Query Builder và ORM. Mỗi phương pháp có cách thức triển khai khác nhau và ưu/nhược điểm khác nhau, tuỳ vào yêu cầu của dự án mà chúng ta sẽ lựa chọn để tận dụng tối đa sức mạnh của chúng.

Bài viết ngày hôm nay tôi sẽ trình bày và phân tích ra những ưu - nhược điểm cũng như nên sử dụng phương pháp nào trong dự án tiếp theo của bạn.

Raw, Builder và ORM

Query Raw đúng như cái tên của nó, bạn sẽ trực tiếp viết lệnh SQL vào trong mã của dự án, nghĩa là bạn truy vấn dữ liệu SQL như thế nào thì trong mã của bạn viết như thế.

Ví dụ trong MySQL, có một thư viện giúp bạn truy vấn dữ liệu bằng các câu raw đó là mysql2. Thư viện này cũng được nhiều thư viện khác sử dụng làm Dependencies.

Nếu sử dụng mysql2 cú pháp truy vấn dữ liệu sẽ là:

const mysql = require('mysql2');

const connection = mysql.createConnection({
  host: 'localhost',
  user: 'root',
  database: 'test'
});

connection.query('SELECT * FROM `person` WHERE `name` = "Page" AND `age` > 45');

Có thể thấy raw query trực tiếp viết lệnh SQL trong mã, điều này tăng tốc độ cho truy vấn vì bạn có thể dễ dàng viết những lệnh tối ưu nhất, không phải qua bộ chuyển đổi nào nữa, đồng thời dễ đàng viết những câu truy vấn dài và phức tạp. Tuy nhiên nếu dùng cách này bạn phải xác định được ngay từ đầu phải chọn cơ sở dữ liệu nào bởi việc đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn thư viện. Không phải thư viện nào cũng kết nối được với MySQL hay Postgres... Ví dụ trên thư viện mysql2 chỉ sử dụng được cho MySQL, nếu dùng Postgres hay SQLServer bạn sẽ phải tìm thư viện khác. Hơn nữa những câu query raw có thể sẽ không hoạt động khi bạn chuyển dự án sang sử dụng một cơ sở dữ liệu khác.

Query builder được cải tiến hơn về cú pháp, nó có thể là một thư viện hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu khác như MySQL, Postgres, SQLServer... Nghĩa là một thư viện bạn có thể dễ dàng kết nối đến nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.

Query builder có một tổ hợp cú pháp truy vấn, bạn sẽ ráp chúng lại với nhau để lấy ra dữ liệu mà mình mong muốn. Cũng chính vì thế mà nó được gọi là builder.

Ví dụ có một thư viện hỗ trợ Query builder phổ biến là Knex.

const knex = require('knex')({
  client: 'mysql',
  connection: {
      host: 'localhost',
      user: 'root',
      database: 'test'
  }
});

knex
    .select('*')
    .where("name", "Page")
    .where("age", ">", 45)
    .from("person");

Thay vì viết các lệnh raw, Query builder cung cấp các hàm chaining (chaining function) để hỗ trợ truy vấn. Điều đó giúp cho nó linh hoạt chuyển đổi sang lệnh SQL tương thích với từng loại cơ sở dữ liệu. Bạn cũng có thể dễ dàng xem lệnh raw bằng cách gọi hàm .toString().

knex
    .select('*')
    .where("name", "Page")
    .where("age", ">", 45)
    .from("table")
    .toString();

// SELECT * FROM `person` WHERE `name` = "Page" AND `age` > 45;

Query builder giúp mã của bạn trông gọn gàng và có cấu trúc hơn. Cú pháp đồng nhất, hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu. Phù hợp cho dự án sử dụng nhiều truy vấn phức tạp mà vẫn muốn cú pháp rõ ràng.

ORM (Object Relational Mapping) cung cấp giải pháp ánh xạ cơ sở dữ liệu vào mã. Nó trừu tượng hoá các bảng thành các đối tượng (Class) trong mã.

Vì trừu tượng nên thuận tiện cho truy vấn và lấy dữ liệu, các thao tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu được che giấu để giảm tải đi sự phức tạp của mã. Sequelize là một thư viện phổ biến hỗ trợ ORM. Cũng như Query builder, sequelize hỗ trợ cùng lúc nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.

ORM ban đầu sẽ phải viết nhiều mã hơn để khai báo lớp (Class) tương ứng với bảng (tables) trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ đây là khai báo của bảng person:

const User = sequelize.define('person', {
  name: {
    type: DataTypes.STRING,
    allowNull: false,
  },
  age: {
    type: DataTypes.STRING,
    allowNull: false,
  }
}

Sau đó để truy vấn rất đơn giản:

const users = await User.findAll({
    where: {
        "name": "Page",
        "age": {
            [Op.gt]: 45
        },
});

Một lợi ích của ORM đó là các users trong kết quả truy vấn ở trên được ánh xạ trực tiếp với các dòng trong cơ sở dữ liệu, qua đó chúng ta có thể thao tác sửa, xoá dữ liệu trực tiếp từ chúng. Ví dụ sau sẽ cập nhật tên của dòng đầu tiên của kết quả tìm kiếm thành Page Updated:

users[0].setAttribute("name", "Page Updated");
await users[0].save();

Bởi vì ORM đã ánh xạ từng dòng dữ liệu vào các đối tượng tương ứng thế nên việc bạn thao tác với các đối tượng cũng giống như đang thao tác với cơ sở dữ liệu mà không cần dùng đến bất kì mã SQL nào.

Ngoài ra ORM còn hỗ trợ migrate (thêm, sửa, xoá) các bảng và dữ liệu thông qua Class, bạn có thể tìm hiểu thêm ở trang chủ của Sequelize.

Tuy tiện ích là thế nhưng đổi lại đó là hiệu năng của những câu truy vấn không thực sự tốt, bởi vì Sequelize che giấu sự phức tạp của cách lệnh truy vấn và phải dùng những lệnh theo "đường vòng" để hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.

Ngoài ra nếu dự án có nhiều truy vấn nâng cao & phức tạp thì sequelize không phải là một sự lựa chọn tối ưu. Thay vào đó bạn hãy sử dụng Raw query hoặc Query builder.

Tổng kết

Trên đây là 3 phương pháp sử dụng Database client để sử dụng cơ sở dữ liệu. Tuỳ theo dự án mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Raw query vẫn cho hiệu năng tối ưu nhất tuy nhiên phải viết nhiều mã. ORM dễ dàng truy vấn hơn nhưng lại khó sử dụng trong những trường hợp truy vấn phức tạp. Query builder cân bằng giữa hai cách tuy nhiên hãy xem xét kĩ trước khi sử dụng.

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Thành Đỗ2 năm trước
Orm vẫn tiện nhất
Trả lời
Avatar
Hương Trịnh2 năm trước
@gif [UEN9mQU3qPOL7IVWvp] Haha h còn cả cmt = gif à xịn thế
Trả lời