Lần gần đây nhất tôi đi phỏng vấn tìm việc là khoảng 4-5 tháng trước. Như bao người khác, đi nhiều nơi, mỗi nơi là một trải nghiệm thú vị và nhận thấy một điều là không ai hỏi giống ai. Tôi chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái và đặt ra những tiêu chí về môi trường làm việc mới, không quá quan trọng lý thuyết mà sẽ trả lời dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế của mình.
Một ngày nọ, có một anh CTO hỏi tôi một câu "Em tự nhận thấy mình đang ở level nào?". Tôi không chần chừ mà trả lời luôn: "Thực ra em chưa để ý nhiều đến level của mình, mục tiêu trước mắt là không ngừng học hỏi...". - "Em chưa xác định được level của mình thì cũng cần phải xem xét lại nhé!"
Dễ nhận thấy là người phỏng vấn đang muốn tôi lựa chọn giữa 3 mức Junior, Mid-Level và Senior. Với một người có hơn 5 năm kinh nghiệm, có thể tôi sẽ lựa chọn mình ở mức Senior, bởi vì đây là một điều có thể chấp nhận được khi thị trường tuyển dụng trong nước thường hay cho rằng người có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên có thể coi là Senior. Nhưng tôi nghĩ, hiện tại mình vẫn chưa đạt được cấp độ này, có thể mình chỉ đang ở mức Mid-Level. Nhưng vì quan niệm và thị trường đang có mâu thuẫn về sự phân biệt các cấp độ, hay nói cách khác 3 cấp độ này còn phụ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người, cho nên tôi phân vân và không đưa ra được câu trả lời chính xác cho mình.
Lời của anh CTO nói là đúng, việc không xác định được Level của mình thì quả là nguy cấp, nhưng do không nói ra suy nghĩ cho nên bị hiểu nhầm là không xác định được mình ở đâu. Vì thế, bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy thử bàn luận về 3 cấp độ Junior, Mid-Level và Senior để xem thực chất phải làm thế nào thì mới có thể coi là một Senior "xịn" nhé!
Hãy thử tìm kiếm Google với từ khóa "Junior, Mid-Level và Senior developer" sẽ có rất nhiều kết quả được tìm thấy, chứng tỏ đây là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Đa phần chúng ta vào đọc để xem mình đang ở đâu và cần phải làm thêm gì thì mới có thể đạt được cấp độ tiếp theo.
Trong số đó, nhiều bài liệt kê ra số năm kinh nghiệm để đánh giá được một người đang ở cấp độ nào. Ví dụ, mới ra trường sẽ là Junior, 3-5 năm sẽ là Mid-Level, từ 5 năm trở đi thì thành Senior...!? Quả thật mà nói trước kia tôi cũng từng tin sái cổ vào những con số này. Cho rằng càng làm lâu thì "bậc" của mình cũng sẽ tự tăng.
Hoặc cũng có bài viết chỉ ra rằng số năm không hoàn toàn quyết định level của một người, mà dựa vào khả năng giải quyết vấn đề của người đó. "Họ biết cách tổ chức mã, quan tâm đến khả năng bảo trì sau này, cách đặt câu hỏi và cách giải quyết..." Nghe thì hợp lý, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ. Đối với tôi, một lập trình viên không chỉ biết mỗi code. Do đó để đạt được cấp cao nhất trong lập trình thì phải vượt qua cả việc code và làm được nhiều điều hơn nữa.
Tình cờ tôi tìm thấy một bài viết nói rất chi tiết về những thứ có thể đạt được ở cả 3 cấp độ. Hơn nữa nó còn rất đầy đủ và chi tiết cũng như đưa ra lời khuyên làm sao để tăng được level. Bạn đọc có thể xem tại Levels of Seniority.
Để tóm tắt, bài viết tập trung nhất vào cấp độ Junior, nêu ra khái niệm, biểu hiện và những điều cần làm để tiến bộ hơn. Một vài ý nổi bật như là:
Sau đó, tác giải đưa ra những lời khuyên cho Junior như sau:
Một Mid-level bao gồm tất cả những yếu tố của Junior, kèm theo đó là khả năng tự giải quyết vấn đề. Họ có nhiều hiểu biết hơn Junior tuy nhiên còn lúng túng trong việc áp dụng chúng. Tác giải nhấn mạnh rằng Mid-level là rất phổ biến và đôi khi họ bị nhầm với "Senior". Tuy nhiên, họ cần được cố vấn thêm để trở thành một Sernior "chính hiệu".
Senior là cấp độ tiếp theo sau Mid-Level developer. Họ là những người có thể tự mình hoàn thành công việc mà không cần bất kỳ sự giám sát nào và không tạo ra bất kỳ vấn đề nào trong quá trình thực hiện. Một số điều mà một Senior làm được như:
Hay nói tóm lại, ngoài việc viết mã, một Senior có thể hướng dẫn, làm cố vấn cho người khác, hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và cả yếu tố con người.
Junior, Mid-Level và Senior là ba cấp độ của một lập trình viên, cấp độ Junior là thấp nhất cho đến Senior là người có hiểu biết sâu rộng. Việc xác định được mình đang ở cấp độ nào cũng như cần làm gì để đạt được Level tiếp theo là một điều hết sức quan trọng trong con đường sự nghiệp của mỗi người.
Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.
Bình luận (2)