Cách sử dụng Nginx làm Reverse Proxy cho Server

Cách sử dụng Nginx làm Reverse Proxy cho Server

Tin ngắn hàng ngày dành cho bạn
  • Hé lộ cách mà độc giả 2coffee.dev đọc bài viết trong tương lai 🫣

    » Xem thêm
  • Microsoft đã quyết định "biến" Windows Subsystem for Linux (WSL) trên Windows thành dự án mã nguồn mở 👏

    Cái đợt còn ham chơi game trên máy tính, sao mà ghét cay ghét đắng Ubuntu thế. Chắc vì do nó không cài được game. Mà làm lập trình dùng mấy cái nhân Linux thì bao sướng. Thế là rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Muốn dùng Linux nhưng lại phải là Windows.

    Cái Microsoft tung ra WSL này như một vị cứu tinh cần thiết. Hay ho phết. Đơn giản là dùng được lệnh Linux trên Windows thôi. Cơ mà vẫn chưa hoàn toàn "ngon" như hệ điều hành thật. Giờ họ open-source nó rồi, hy vọng sẽ cải tiến nhiều hơn nữa 🙏

    microsoft/WSL

    » Xem thêm
  • Cuốn sách nào đến cuối cùng cũng nên có cái kết viên mãn, hoặc chí ít sự ra đi của nhân vật nào đó mang lại bình yên cho những người còn lại. Mình đã tin vào điều đó cho đến khi đọc cuốn "Tuổi thơ dữ dội" của nhà văn Phùng Quán.

    Hội tụ đủ yếu tố để hình thành nên các mảnh đời có tuổi thơ dữ dội. Từ hái lá chữa bệnh cho mẹ, vô tình nghe một bản nhạc, hay xuất thân từ gia đình có truyền thống cách mạng... nhưng trái tim cùng chung một chí hướng: Thà chết chứ không làm nô lệ.

    Đọc mới thấy những khó khăn nhọc nhằn, thiếu thốn nhưng các trinh sát không hề nao núng. Tinh thần sắt đá, kiên cường sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những trận đánh nảy lửa, sự hy sinh mất mát, buổi tra tấn tàn bạo và những lần vượt ngục được kể lại rất sống động và hồi hộp từng phút. Cả những kẻ nhẫn tâm bán rẻ đồng bào để đổi lại vinh hoa phú quý. Có những hiểu lầm mà chỉ đến khi chết mới rửa sạch. Có lẽ cái chết không đáng sợ, mà đáng sợ nhất là mang tiếng kẻ bán nước.

    Cuốn sách này hay quá, đọc đến cuối mà hai bọng nước căng lên trên khoé mắt. Tại sao phải cố giữ lại giọt nước mắt mà đáng ra nó nên được giải thoát bởi sự thăng hoa của cảm xúc 🥹?

    » Xem thêm

Nginx là gì?

Nginx là gì

Không cần nói nhiều chắc hẳn nhiều bạn đã biết. Nginx là một HTTP Server và Reverse Proxy Server. Nó cũng được sử dụng như một TCP/UDP Server.

Nginx được sử dụng rất phổ biến cho máy chủ HTTP, nó thường được sử dụng để làm Reverse Proxy. Tức là một máy chủ có khả năng điều hướng và che giấu các dịch vụ khác ở bên trong máy chủ.

Để cho dễ hình dung, hãy quan sát vào hình ảnh minh hoạ vị trí của Reverse Proxy trong một hệ thống máy chủ web. Chúng ta có thể thấy tất cả các truy vấn (request) của người dùng sẽ được đi qua Reverse Proxy trước khi nó được điều hướng đến các server hay service bên trong của máy chủ. Điều này cũng có nghĩa người dùng chỉ biết và tương tác với máy chủ Proxy mà không hề biết sâu bên trong có những thành phần nào.

Reverse Proxy có tác dụng gì?

Hãy thử hình dung một máy chủ có 2 service là Frontend (FE) và Backend (BE). Với FE được thiết lập chạy trên cổng (port) 8081, BE chạy trên cổng 8080. FE giao tiếp với BE thông qua REST API.

Giả sử địa chỉ IP của máy chủ là x.x.x.x thì khi đó tôi có thể truy cập vào FE bằng cách truy cập địa chỉ x.x.x.x:8081 còn BE là x.x.x.x:8080.
2coffee.dev là tên miền của máy chủ, sau khi trỏ IP giờ đây tôi có thể truy cập một cách dễ nhớ hơn là 2coffee.dev:8081 và 2coffee.dev:8080.

Như các bạn thấy 2 service của tôi truy cập thông qua tên miền (hoặc địa chỉ IP) cùng với port. Điều đó đồng nghĩa với việc những người truy cập biết các service của tôi chạy trên cổng nào và điều đó có thể bị lợi dụng để khai thác thông tin gì đó.
Hơn nữa để dễ dàng cho quản lý và thể hiện sự chuyên nghiệp, tôi muốn FE phải được truy cập trực tiếp từ địa chỉ 2coffee.dev còn API được truy cập thông qua subdomain api.2coffee.dev thì phải làm như thế nào? Rất đơn giản, bạn cần Reverse Proxy của Nginx.

Reverse Proxy Server bằng Nginx như thế nào?

Mục tiêu cần phải đạt được là khi truy cập vào 2coffee.dev sẽ thấy trang FE. Còn truy cập vào api.2coffee.dev sẽ gọi được API.

Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu các thiết lập Reverse Proxy ở mức cơ bản. Đầu tiên hãy đảm bảo rằng 2 service trên máy chủ của bạn đều có thể truy cập ở local thông qua các địa chỉ localhost:8081 và localhost:8080.

Có một cách để kiểm tra điều đó là dùng lệnh curl:

$ curl localhost:8081

$ curl localhost:8080

Nếu nhận được phản hồi tức là ổn còn nếu nhận được bất kì thông báo lỗi không truy cập được thì bạn cần phải kiểm tra lại xem service đã được khởi động một cách chính xác hay chưa.

Nginx đã được cài đặt trên máy chủ, bạn có thể cài trực tiếp Nginx vào server hoặc cài đặt thông qua docker. Sử dụng docker bạn cần chắc chắn rằng bạn đã biết cách thiết lập network của docker để nó có thể gọi vào 2 service ở trên. Một lưu ý nữa đó là bạn cần phải ánh xạ (mapping) cổng 80 và 443 của container ra ngoài cổng 80 và 443 của máy chủ. Hoặc đơn giản bạn có thể chạy container ở host network.

Mở file /etc/nginx/nginx.conf và kiểm tra xem đã có dòng include này chưa:

...
  ...
  include /etc/nginx/conf.d/*.conf;
...

Đó là thiết lập để nginx tự tải các tệp config ở thư mục /etc/nginx/conf.d.

Tạo một file my-app.conf trong thư mục /etc/nginx/conf.d. Ở đây mình sử dụng trình editor vi.

$ vi /etc/nginx/conf.d/my-app.conf

Nội dung của file sẽ trông giống như sau:

server {
    listen 80;
    server_name 2coffee.dev;

    location / {
      proxy_pass http://localhost:8081;
      proxy_set_header X-Real-Ip $remote_addr;
      proxy_set_header X-Forwarded-For $proxy_add_x_forwarded_for;
      proxy_set_header Host $host;
      proxy_set_header REMOTE_ADDR $remote_addr;
      proxy_set_header X-Forwarded-Proto $scheme;
    }
}

server {
    listen 80;
    server_name api.2coffee.dev;

    location / {
      proxy_pass http://localhost:8080;
      proxy_set_header X-Real-Ip $remote_addr;
      proxy_set_header X-Forwarded-For $proxy_add_x_forwarded_for;
      proxy_set_header Host $host;
      proxy_set_header REMOTE_ADDR $remote_addr;
      proxy_set_header X-Forwarded-Proto $scheme;
    }
}

Lưu và khởi động lại nginx:

$ sudo nginx -s reload

Đối với các bạn dùng docker thì hãy restart lại container của nginx. Một lưu ý là bạn cần phải mount các file config Nginx của container ra ngoài để tránh việc khởi động lại container bị mất hết cấu hình bên trong.

Để giải thích các dòng từ 7->11 trong file my-app.conf các bạn có thể hiểu như sau: Bởi vì Nginx đóng vai trò là chuyển tiếp các truy vấn từ người dùng đến các service thế nên phần header cần được cấu hình để Nginx biết cách chuyển tiếp đến các service. Nếu không thì các thông tin trên header có thể sẽ không chính xác.

Tổng kết

Nginx là một máy chủ rất phổ biến hiện nay bởi những tính năng mạnh mẽ mà nó mang lại.

Reverse Proxy là một tính năng rất tốt mà nginx cung cấp. Nó có thể giúp điều hướng và che giấu những dịch vụ (service) bên trong máy chủ, ngoài ra việc sử dụng nó còn giúp chúng ta dễ dàng thiết lập các subdomain.

Cao cấp
Hello

Tôi & khao khát "chơi chữ"

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Bạn đã thử viết? Và rồi thất bại hoặc chưa ưng ý? Tại 2coffee.dev chúng tôi đã có quãng thời gian chật vật với công việc viết. Đừng nản chí, vì giờ đây chúng tôi đã có cách giúp bạn. Hãy bấm vào để trở thành hội viên ngay!

Xem tất cả

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Trần Cường2 năm trước

Mình làm theo mà đang bị lỗi không khởi động lại được nginx ko biết sai ở đâu ko :(

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống2 năm trước

Lỗi như thế nào thế bạn

Avatar
Linh Trịnh Mạnh3 năm trước

Cho mình hỏi cái reverse proxy này có phải giống như là park domain vào host không nhỉ?

Trả lời
Avatar
Xuân Hoài Tống3 năm trước

Không giống đâu bạn, nó giúp cấu hình subdomain trỏ đến sẻvice trên máy chủ thôi