Bắt đầu mọi thứ với tài liệu kỹ thuật. Bạn đã hình thành thói quen này chưa?

Bắt đầu mọi thứ với tài liệu kỹ thuật. Bạn đã hình thành thói quen này chưa?

Threads
  • Ơ buồn cười thật. Ai cũng biết GIF là định dạng ảnh động thường được dùng thay cho video clip để hiển thị các nội dung ngắn trên nền tảng web. GIF tiện hơn các nội dung dạng video là vì nó được hiển thị như một bức ảnh và được hỗ trợ rộng rãi. Cơ mà GIF có dung lượng nặng quá.

    Nói thật nhiều lúc mình có vài cái hành động muốn hiển thị lên web cho mọi người xem, cơ mà định dạng GIF nó nặng với cả cũng không biết cách tối ưu cho nhẹ xuống. Hôm nay lên mạng tìm hiểu xem định dạng nào có khả năng thay thế GIF trong tương lai thì mọi người biết đó là gì không? Là WEBP (webp)!!! Đúng vậy, là định dạng ảnh mà mình đang dùng trên blog lâu nay luôn á, mà giờ mới biết là nó hiển thị được cả ảnh động nữa, hơi quê 😆

    Kết hợp với ffmpeg nữa là chuyển được tất tần tật video clip thành webp được ngay. Để vài nửa ngồi chế lại cái cli một tí là dùng ngon luôn mọi người ạ 🤪

    » Xem thêm
  • Cảm giác như Github Copilot đang cố gắng mở rộng thị trường cho anh em developer á. Mới trước họ ra mắt Github Open Copilot Chat thì mới đây lại thêm cái Using GitHub Copilot in the command line dùng để giải thích hoặc gợi ý lệnh trong terminal.

    Đây, cách dùng rất đơn giản thôi, ví dụ muốn nó giải thích câu lệnh sudo apt-get để làm gì, thì:

    $ gh copilot explain "sudo apt-get"

    Hoặc nhờ nó gợi ý lệnh mong muốn, sử dụng tiếng Việt được luôn nhé (kể cả tiếng Việt không dấu vẫn hiểu 😳)

    $ gh copilot suggest "xoá commit chưa push"

    Mình đã kiểm tra và thấy lệnh ra rất đúng, xịn thật 🤓

    » Xem thêm
  • Github có chương trình học và ôn thi để lấy chứng chỉ "ghim" vào hồ sơ cá nhân. Các chứng chỉ này xoay quanh kỹ năng sử dụng và làm việc thành thạo với git cũng như Github. Nếu bạn muốn học thêm kỹ năng mới đồng thời thu thập thêm badge cho mình thì còn chần chừ gì nữa 👇

    Showcase your expertise with GitHub Certifications

    » Xem thêm

Vấn đề

Một trong những kỹ năng quan trọng trong ngành IT nhưng lại đang bị nhiều người bỏ qua đó chính là "đọc tài liệu".

Docs, Documents hay là Tài liệu kỹ thuật là một tập hợp ghi chép tất tần tật về một ngôn ngữ, phần mềm, công cụ... Lý do để chúng được sinh ra là để hướng dẫn cho chúng ta cách sử dụng. Bên cạnh đó Docs còn chứa những thông tin quan trọng để giúp đỡ chúng ta nghiên cứu cũng như gỡ lỗi.

Do vậy, một trang Docs có thể rất dài khiến cho chúng ta bị choáng, thâm chí là chán nản với việc đọc chúng. Khối lượng kiến thức mà trong Docs muốn truyền tải phải nói là rất khô khan, càng nặng khi độ phức tạp của thư viện càng lớn.

Nhưng cũng chính vì thế, Docs mang lại rất nhiều thông tin quan trọng giúp bạn tiếp cận với công cụ sắp sửa tìm hiểu. Tôi đã từng khuyên nhiều người trước khi đặt câu hỏi hãy dành thời gian nghiên cứu tài liệu nhưng có vẻ rất ít người lắng nghe, một phần vì họ sợ mất thời gian và một phần vì không biết bắt đầu đọc từ đâu, đọc như thế nào. Vậy thì đọc tài liệu có thực sự đáng sợ như lâu nay bạn vẫn nghĩ hay làm sao để vượt qua định kiến đó?

Thực tại

Thực tại

Ngày ngay nhịp điệu của cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải nạp nguồn kiến thức sao cho vừa nhanh mà lại vừa dễ hiểu. Nhưng chớ trêu thay nếu muốn nhanh thì khả năng cao thì sẽ không trọn vẹn và ngược lại.

Những bài viết ngắn trên các trang mạng, blog có vẻ được mọi người yêu thích bởi vì tính thời sự và thời gian tiếp nhận thông tin tương đối ngắn. Có khi chỉ cần đọc một lần là có thể nắm bắt được ngay. Điều đó hoàn toàn đúng bởi vì những bài viết đó phần lớn chỉ nói vào một khía cạnh nào đó nên khiến người đọc có cảm giác biết rõ công cụ, nhưng thực ra lượng kiến thức khác chẳng hạn như Mô tả, Kiến trúc, Các thuật ngữ kĩ thuật, Danh sách tính năng đầy đủ... lại nằm ở trong Docs.

Tôi tiếp xúc với nhiều người và thường thấy họ không mấy khi có thói quen đọc Docs. Bằng chứng là họ hay hỏi tôi những câu rất cơ bản, những câu hỏi đó chỉ cần dành ít thời gian xem qua tài liệu là có thể tự trả lời được. Nhưng xem ra họ vẫn chưa rèn luyện cho mình kĩ năng đọc tài liệu và chắc chắn đó là một thói quen không tốt.

Tầm quan trọng của đọc tài liệu

Thường xuyên đọc docs giúp bạn hình thành thói quen đọc mỗi khi học một công cụ gì đó đó mới. Tự mình nghiên cứu, tìm hiểu; chủ động giải quyết những tình huống sau này khi làm việc mà có thể không cần nhờ đến bất kì ai vì lượng kiến thức bạn thu nạp được trong docs đã đủ dùng.

Có một cái nhìn từ bao quát đến chi tiết của công cụ, biết được công cụ làm gì hay những tính năng mà công cụ cung cấp. Hay thậm chí biết được cả cách hoạt động và kĩ thuật debug trong giải quyết vấn đề. Từ đó nâng cao khả năng sử dụng và nghệ thuật gỡ lỗi cũng lên tầm cao mới.

Các kiến thức nâng cao, chuyên sâu trong tài liệu mô tả về công cụ nếu như bạn muốn sử dụng thành thạo công cụ đó. Hiểu rõ bản chất của công cụ giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết cũng như cách sử dụng thành thạo, hơn nữa bạn còn có thể đóng góp (contribution) cho dự án nếu được phép làm điều đó.

Phương pháp đọc tài liệu

Cách đọc

Khi đã hiểu ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu tài liệu bước tiếp theo chúng ta sẽ học cách đọc.

Phải nói rằng tài liệu ngày nay được quan tâm và đầu tư rất tốt, về nội dung, các đầu mục đa số được trình bày theo một mẫu chung, giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp cận. Nếu bạn mới bắt đầu đọc thì hãy để ý, sau này bạn sẽ thấy đa số chúng sẽ có điểm chung và việc ý thức được điều đó giúp cho bạn tiếp cận những tài liệu sau này nhanh hơn bình thường.

Trước khi bắt đầu tìm hiểu vào sâu hơn, hãy dành thời gian để đọc phần giới thiệu để biết thư viện, công cụ có thể làm được gì. Thông tin này có thể ngắn gọn nhưng lại đóng phần quan trọng vì nó quyết định đến việc bạn có nên tiếp tục với công cụ hay công cụ liệu có giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải hay không.

Sau đó tiếp tục với phần Quickstart để xem cách sử dụng thư viện nhanh và đơn giản nhất. Quickstart là nơi chỉ dẫn cho bạn cách cài đặt và sử dụng thư viện một cách nhanh nhất, đó có thể là cách triển khai, những hàm cơ bản nhất để bạn bắt đầu với thư viện. Thông qua Quickstart bạn cũng có thể hình dung được ra độ phức tạp của công cụ sắp tìm hiểu để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.

Một số tài liệu có mục Tutorial để hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng thư viện. Đây là một loạt các bài viết hướng dẫn từ A-Z để giúp bạn cách triển khai một hoặc nhiều tính năng mà công cụ cung cấp. Thông qua Tutorial sẽ chỉ cho bạn cách triển khai mã mà thư viện cung cấp sao cho tốt nhất, phải nói đây là một mục rất có ích mà không phải tài liệu nào cũng có. Vì thế nếu tài liệu nào có mục Tutorial thì nhất định bạn phải thử đọc.

Tiếp tục đọc đến những đầu mục khác mà tài liệu liệt kê ra trong mục Menu. Mục đích chính là để xem công cụ còn cung cấp những kiến thức gì. Vì mục đích mỗi công cụ là khác nhau và phụ thuộc vào nhóm phát triển nên lượng thông tin muốn truyền tải cũng đa dạng. Bạn cần đọc để xem công cụ còn cung cấp thêm những tính năng nào khác phục vụ cho việc giải quyết vấn đề sau này không.

Một số tài liệu trình bày tư tưởng, mô hình kiến trúc công cụ của họ cho nhưng ai quan tâm và cả cách đóng góp (contribution) vào thư viện. Nếu cảm thấy yêu thích và muốn đóng góp bạn có thể đọc tiếp, còn không đọc để hiểu về kiến trúc cũng là một hình thức tích lũy thêm kiến thức cho mình.

Ngoài ra còn có thể có một mục có tên API Reference là nơi phân loại, liệt kê ra đầy đủ và chi tiết tất cả API có trong thư viện cho mọi người dễ dàng tra cứu. Các Class, Function, Options... mà công cụ cung cấp có thể rất nhiều mà chúng ta không thể nhớ hết các thông số cũng như các dùng chúng, thông qua đây là nơi tra cứu nhanh vấn đề trên.

Một điều nữa đáng quan tâm là đa số tài liệu được viết bằng tiếng Anh. Tuy nhiên thời đại ngày nay có nhiều công cụ giúp chúng ta dịch được nhiều thứ tiếng. Như bản thân tôi là người có vốn tiếng Anh không tốt nhưng tôi có thói quen sử dụng Google Translate để dịch tài liệu.

Tổng kết

Tài liệu là một phần quan trọng của bất kì công cụ IT nào, nhờ có tài liệu mà chúng ta mới có thể tiếp cận công cụ một cách dễ dàng hơn. Quá trình nghiên cứu tài liệu có thể tốn thời gian nhưng bù lại bạn sẽ chủ động trong quá trình học tập và làm việc sau này.

hoặc
* Bản tin tổng hợp được gửi mỗi 1-2 tuần, huỷ bất cứ lúc nào.
Author

Xin chào, tôi tên là Hoài - một anh Dev kể chuyện bằng cách viết ✍️ và làm sản phẩm 🚀. Với nhiều năm kinh nghiệm lập trình, tôi đã đóng góp một phần công sức cho nhiều sản phẩm mang lại giá trị cho người dùng tại nơi đang làm việc, cũng như cho chính bản thân. Sở thích của tôi là đọc, viết, nghiên cứu... Tôi tạo ra trang Blog này với sứ mệnh mang đến những bài viết chất lượng cho độc giả của 2coffee.dev.Hãy theo dõi tôi qua các kênh LinkedIn, Facebook, Instagram, Telegram.

Bạn thấy bài viết này có ích?
Không

Bình luận (2)

Nội dung bình luận...
Avatar
Vũ Mạnh Đức1 năm trước
Theo mình bố cục tài liệu của nhà phát triển cũng góp một phần, có dev viết tài liệu khá dễ hiểu, phần còn lại thì không :)))
Trả lời
Avatar
Tùng Nguyễn2 năm trước
Đọc nhưng mà không hiểu thì phải làm sao ạ
Trả lời
Avatar
Tùng Nguyễn2 năm trước
Thế là vẫn phải đọc liên tục mới hiểu được :))
Avatar
Xuân Hoài Tống2 năm trước
Khi bạn đọc nhiều và hình thành thói quen đọc thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tưởng tượng như lượng kiến thức bạn nạp vào đến một lúc nào đó thì nó sẽ đủ dùng ấy